Trung Quốc siết nhập khẩu trái cây

0
1101

Anh Hùng, người sở hữu 3 ha sầu riêng chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng, cho biết, nếu 2 năm trước sầu riêng nhà anh được thương lái tranh nhau mua để xuất đi Trung Quốc thì hơn hai tháng nay, hàng phải có dán nhãn truy xuất nguồn gốc mới được thu mua.

“Vì Trung Quốc ra quy định mới siết chặt nhập khẩu, để hàng bán đáp ứng yêu cầu, tôi buộc phải tham gia vào hợp tác xã. Hơn tháng nay hợp tác xã của tôi đang thu thập thông tin và đến đầu tháng 6, sầu riêng tại đây sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ”, anh Hùng nói.

Sầu riêng muốn xuất sang Trung Quốc phải dán nhãn truy suất nguồn gốc. Ảnh: Hồng Châu.

Sầu riêng muốn xuất sang Trung Quốc phải dán nhãn truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Hồng Châu.

Chia sẻ với VnExpress, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực phẩm Lâm Đồng thừa nhận, Trung Quốc đang thay đổi quy định về hàng nhập khẩu vào nước này. Sản phẩm nhập phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm; kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng trồng, địa danh với Hải quan Trung Quốc; các đơn vị nhập khẩu phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng và dán tem truy xuất nguồn gốc; đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bao gói, điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn trùng có hại.

Theo lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Trung Quốc thay đổi hàng loạt quy định đối với hoa quả xuất khẩu của Việt Nam khi xuất sang thị trường này. Từ 1/10/2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng. Do đó, lượng hàng xuất qua các quốc gia này giảm mạnh.

Theo đó, 3 tháng đầu năm nay, các loại rau củ và trái cây của tỉnh Lâm Đồng ráo riết triển khai đóng gói đúng quy cách và dán tem truy xuất nguồn gốc bài bản để người bán thuận tiện giao dịch. Mới đây, sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP cũng đang được các hợp tác xã dán tem truy xuất nguồn gốc để dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước đó, ngoài tăng cường khuyến khích các hộ trồng dán tem truy xuất Chi cục cũng đã dán tem chống giả trên 1.500 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra phân phối trên thị trường.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 3 ước đạt 294 triệu USD, đưa kim ngạch xuất 3 tháng đầu năm 2019 đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường dẫn đầu về nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,1% thị phần là Trung Quốc suy giảm 14,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt, nguyên nhân xuất khẩu rau quả những tháng đầu năm sụt giảm mạnh do nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và cũng là thời gian thu hoạch nhiều loại trái cây tại Trung Quốc như thanh long, dưa hấu. Bên cạnh đó, rau quả Việt Nam chỉ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trên tuyến biên giới đất liền Việt – Trung. Hải quan nước này còn yêu cầu phải làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu đã được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu trái cây. 

Thi Hà

Trung Quốc siết nhập khẩu trái cây
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here