Các tiệm bánh Trung thu vắng khách dù đại hạ giá |
James Beard là bậc thầy về ẩm thực và đầu bếp nổi tiếng của Mỹ. Tiêu chí của giải dành cho các nhà hàng, cửa hiệu được yêu mến với chất lượng thực phẩm và cung cách phục vụ cộng đồng. Lễ trao giải thưởng James Beard sẽ diễn ra vào ngày 7-5 tại thành phố Chicago.
Cộng đồng người Việt ở New Orleans không ai không biết đến người chủ của cửa hiệu bánh Đông Phương. Gia đình bà Hương Trần định cư tại Louisiana từ cuối những năm 1970 và chọn bang Louisiana làm nơi sinh sống vì họ cảm thấy khí hậu nơi đây có nhiều điểm tương đồng như ở Việt Nam.
Năm 1982, gia đình bà mở cửa hiệu bánh Đông Phương, một trong những lò bánh mì đầu tiên của khu vực. Lúc đầu, họ chỉ chú trọng phục vụ người Việt nghèo với đa số vừa định cư ở Mỹ bằng các loại bánh mì Việt Nam.
Dần dần, gia đình trở nên nổi tiếng với bánh mì sandwiches, bánh mì pate, xúc xích, thịt gà nướng ăn kèm đồ chua và rau thơm tươi, bên cạnh là nhiều loại bánh kẹo đậm đà hương vị Việt.
Bà Hương Trần và con gái, Linh Trần Garza, đã góp phần mang thực phẩm của người Việt thành một phần quan trọng trong phong cách ẩm thực Mỹ.
Từ một cửa hiệu bánh mì nhỏ trên con phố vắng, nay bánh kẹo của cửa hiệu bà Hương Trần trở thành nơi cung cấp sỉ cho hàng chục quán cà phê và cửa hiệu khác. Nó dường như trở thành một trong những biểu tượng của thành phố New Orleans.
Bà Hương Trần (trái) đang đóng gói bánh King phục vụ khách hàng |
Sau khi đoạt giải thưởng James Beard, cửa hiệu Đông Phương càng trở nên nổi tiếng hơn với dòng người xếp hàng dài chờ mua và đơn đặt hàng từ xa tăng đột biến.
Bánh ngọt (cỡ lớn- King) của Đông Phương là một trong số những món được ưa chuộng nhất. Thậm chí, có tin đồn nhiều người mua bánh của Đông Phương với giá 14 USD hoặc 16 USD và bán lại với giá 60 USD.
Giải thích thêm về độ “hot” của bánh King, cô Linh Trần Garza, hiện là chủ tịch Đông Phương Bakery nói với tờ The Advocate (tờ nhật báo lớn nhất của bang Louisiana) rằng: Tiệm bánh làm 1.000 chiếc bánh King mỗi ngày, trong đó giao ngay 400 chiếc đã đặt sẵn từ trước ngay sau khi mở cửa vào 8 giờ sáng, những chiếc còn lại thường bán hết trước 10 giờ sáng.
Để đảm bảo phục vụ khách hàng tốt hơn, Đông Phương đã phải ngừng giao bánh King cho các đại lý để tập trung bán một nơi duy nhất ngay tại cửa hiệu và ưu tiên cho người đến tận nơi.
Bánh King ra đời khá muộn so với bánh mì, vào năm 2008, nhưng mang lại nguồn thu cao kỷ lục. Vào mùa lễ hội của bang Louisiana, công nhân của cửa hiệu phải làm việc 10 giờ/ngày. Trong năm 2008, cửa hàng đã nướng 100 chiếc bánh King để giới thiệu với lễ hội cộng đồng người Việt địa phương. Năm 2017, tiệm bánh đã bán được 30.000 bánh King.
Nhân viên của Đông Phương nói rằng một phần của sự thành công là người sáng lập Hương Trần luôn có mặt ở tiệm bánh mỗi ngày, cùng làm việc với nhân viên để đảm bảo công thức bí mật của mình được thực hiện chính xác.
Mặc dù số lượng bánh King bán ra mỗi năm tăng đều nhưng bà chủ Hương Trần khẳng định đấy vẫn chưa phải mục đích cuối cùng, mà bà muốn đưa những chiếc bánh của mình có thể cạnh tranh ngang hàng với những chiếc bánh nổi tiếng của McKenzie, Randazzo hay Hayde.
Gia Bảo
Sài Gòn Giải Phóng