Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Sáng tạo trên những giá trị cũ

0
1050

Hai dự án về khởi nghiệp phát triển tài nguyên bản địa đã giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp. Trong ảnh, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (phải) trao giải cho đại diện 2 dự án. Ảnh: BSA.

Các chuyên gia về khởi nghiệp đều đúc kết rằng, sản vật bản địa, nếu được quan tâm đầu tư về mặt công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì có thể từ một sản vật ít ai biết đến để trở thành nổi tiếng.

TS Nguyễn Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, sản vật xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được biết đến nhiều như lúa gạo, hạt tiêu, cà phê… Đây được xem là những sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đã có vị trí trên thị trường quốc tế.

Các dự án khởi nghiệp, tập trung vào sản phẩm bản địa chưa được nhiều người biết đến và đang ở dạng các sản phẩm thông thường như trái cây, cá tra, gà, thịt lợn…Tuy nhiên, nếu chủ dự án có sự sáng tạo và tạo ra những giá trị đặc biệt từ những sản phẩm này thì hoàn toàn có thể nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Theo ông Quân, việc phát triển tài nguyên bản địa tất nhiên có cái khó về thị trường, bởi đây chưa phải là sản phẩm chủ lực, thành ra sự quan tâm của nhà đầu tư còn hạn chế.

Tuy nhiên, nó sẽ có sự thuận lợi và dễ cho các nhóm khởi nghiệp, đó là cái mà chưa ai làm”- ông Quân nói.

TS Nguyễn Quân nêu ví dụ, có một số sản phẩm như sa sâm Việt (Bến Tre) chẳng hạn thì chưa ai làm, nhưng nếu làm sâm Ngọc Linh thì có quá nhiều người làm rồi. Hay như dự án thắt lá dừa của Bến Tre thì đây là một sản phẩm rất bình thường, ít ai để ý nhưng nếu phát triển tốt sẽ trở thành sản phẩm du lịch, phát triển tốt về kinh tế, xã hội của tỉnh nghèo như Bến Tre.

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn chiến lược và thương hiệu cho rằng, những sản phẩm tài nguyên bản địa về nông nghiệp là những sản phẩm không dễ gì đổi mới sáng tạo nếu không có phương pháp.

Tuy nhiên, cũng có nhiều dự án có nhiều hướng đổi mới sáng tạo, có nhiều sản phẩm mới được ra đời dựa trên những sản phẩm truyền thống.

Chẳng hạn củ ấu là sản phẩm bình thường, con người ăn hàng ngày, nhất là người nghèo nhưng bây giờ, nó được biến thành một loại sữa dành cho giới công sở, giới trẻ”- ông Tuấn chia sẻ thêm.

Với cách nhìn về đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ theo hướng mở chính là sự thành công của các bạn trẻ. Công nghệ ở đây nó không chỉ thuần túy là công nghệ kỹ thuật mà là công nghệ marketing, công nghệ về truyền thông, công nghệ về đổi mới sáng tạo, công nghệ về quản lý.

Có những mô hình đòi hỏi trình độ quản lý cao để có thể phát triển bền vững. Như vậy, chúng ta phải cung cấp cho những bạn trẻ mới khởi nghiệp này một tư duy tốt và một phương pháp đổi mới sáng tạo tốt. Giống như chúng ta chắp cánh để các chủ dự án bay cao và bền vững hơn trong bước đường phát triển của doanh nghiệp họ”- ông Tuấn nói.

Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Sáng tạo trên những giá trị cũ
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here