Tìm lời giải cho bài toán gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp

0
811

Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và giao thương thuận lợi mà không cần nguồn đầu tư vốn bên ngoài nào cả.

Với số khác, gọi vốn từ các nhà đầu tư khác là chuyện chỉ làm 1 lần – có thể gọi vốn cho việc phát triển một thử nghiệm hoàn toàn mới ở giai đoạn chưa tạo doanh thu, hoặc cung cấp tài lực cần thiết để tham gia thị trường mới khi DN phát triển.

Nhưng với một số doanh nghiệp khác, là cả một quá trình liên tục, bắt đầu với nguồn vốn khởi đầu rồi chuyển sang tài trợ phát triển và nhiều vòng gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Và nếu các vòng gọi vốn tăng tiến không theo đường lối nào cả thì nó thường là để hỗ trợ cho sự phát triển quá nhanh chóng.

Doanh nghiệp thường bắt đầu với 1 hay 2 nhà sáng lập nắm giữ 100% cổ phần, sau đó sẽ thu nạp thêm nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức cùng với quy định và lịch trình riêng.

Trong một quy trình phát triển, nhà sáng lập và những nhà đầu tư từ sớm thấy rằng sở hữu của họ sẽ bị lu mờ khi có thêm những nhà đầu tư mới tham gia.

Đến một mức độ nào đó, tùy thuộc nhà đầu tư muốn can thiệp ít hay nhiều – việc điều hành cũng sẽ bị lu mờ, nhất là khi phải ra một quyết định quan trọng vì nhà sáng lập giờ đây phải làm hài lòng cả một đám đông đồng sở hữu

Vậy việc phát triển nhờ vào nhiều nguồn vốn trong một thời gian dài có ý nghĩa gì với một doanh nghiệp phát triển quá nhanh? Và điều gì có thể giúp điều chỉnh sự quan tâm và tham vọng của những nhà sáng lập và nhà đầu tư?

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công chủ đề:

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công chủ đề: “Khởi nghiệp – Bài toán gọi vốn”

Bài toán gọi vốn của một công ty khởi nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh dầu lạc là một ví dụ. Đón sóng thực phẩm sạch, một nhóm bạn trẻ đã cùng tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư công nghệ để làm ra sản phẩm dầu lạc nguyên chất tinh khiết cao, tuân thủ theo đúng nguyên tắc: ngon lành, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Để đưa sản phẩm chính thức ra thị trường, họ đã cùng nhau góp vốn lập công ty Dalavi. Với chất lượng khác biệt, giá cạnh tranh, nên chỉ sau khi bước ra thị khoảng 6 tháng, sản phẩm Dalavi đã được thị trường đón nhận tích cực và kinh doanh bước đầu có lãi.

Trước bối cảnh thị trường có nhiều sản phẩm tương ứng cạnh tranh, trong khi DN không có nhiều chi phí để truyền thông mạnh nên Dalavi lựa chọn giải pháp tập trung phát triển thị trường qua nhiều kênh phân phối, đặc biệt chấp nhận cả hình thức ký gửi qua đại lý.

Sau 4 tháng thực hiện chính sách cho ký gửi, doanh số của DN đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên vốn đọng lại khá lớn ở hàng ký gửi khiến công ty cạn vốn vốn quay vòng trong kinh doanh.

Mặc dù đã tìm đủ mọi giải pháp nhưng vẫn không cân đối nổi dòng vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, CEO nhận thấy cần phải tăng vốn mới bảo đảm và duy trì được hoạt động kinh doanh của công ty và tăng hiệu quả cho phần ký gửi.

Tuy nhiên, các cổ đông đều không đồng ý tăng vốn, thậm chí đề xuất dừng hẳn ký gửi để tránh những rủi ro về vốn. Họ muốn CEO chủ động tìm các nhà đầu tư khác để tham gia vào. Bởi với tầm vốn đã bỏ ra, họ ko muốn đổ thêm vốn vào nữa.

Vậy đâu mới là lời giải thoả đáng cho doanh nghiệp? Hãy cùng theo dõi Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công chủ đề: “Khởi nghiệp – Bài toán gọi vốn” để có được câu trả lời.

Tìm lời giải cho bài toán gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here