Giảng viên đào tạo khởi nghiệp, một trong những thành phần nòng cốt của hệ sinh thái khởi nghiệp. Giảng viên khởi nghiệp sẽ hướng dẫn, cung cấp kiến thức/công cụ cơ bản về khởi nghiệp, tư duy đổi mới sáng tạo cho thanh niên, sinh viên ở giai đoạn đầu hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
Ở các tỉnh và trường Đại học, hoạt động khởi nghiệp đang được đẩy mạnh nhằm hiện thực hóa nghị quyết của Chính phủ về việc xây dựng Quốc gia Khởi nghiệp, hoàn thành mục tiêu cơ bản đến năm 2020, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng giảng viên đào tạo chuyên về khởi nghiệp hiện đang thiếu so với nhu cầu thực tế của toàn xã hội. Số lượng thanh niên – sinh viên được tiếp cận với những chương trình đào tạo căn bản, chính thống về khởi sự kinh doanh còn rất ít mà đa số tự tìm kiếm các thông tin trên Internet. Điều này dẫn đến những thiếu sót và sai lầm trong quá trình triển khai ý tưởng xây dựng dự án kinh doanh.
Với mục đích bổ sung thêm nguồn giảng viên khởi nghiệp cho các tỉnh và trường đại học. Từ năm 2013, Chương trình khởi nghiệp do Báo diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện đã phối hợp với các giảng viên cao cấp của CEFE, ILO, IPP tổ chức các khóa đào tạo giảng viên nguồn tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Sau 5 khóa đầu tiên, đã có trên 100 giảng viên tốt nghiệp và đang trực tiếp giảng dạy tại trường Đại học và địa phương trên cả nước.
Ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp CEFE, cố vấn Chương trình Khởi nghiệp, giảng viên chính khóa đào tạo
Khóa đào tạo giảng viên khởi nghiệp 6 (TOT6) ngoài cung cấp những kỹ năng giảng dạy cho giảng viên, Ban tổ chức còn kết hợp kiến thức, kỹ năng, công cụ của nhiều giáo trình, phương pháp đào tạo nhằm đa dạng hóa, giúp giảng viên có thể sử dụng, giảng dạy đối với từng đối tượng học viên khác nhau. Cuối khóa học các học viên sẽ có những buổi đi thực tế tại Vườn ươm khởi nghiệp – BK Holding của trường Đại học Bách khoa. Sau đó, các học viên tiếp tục thăm quan tại Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ – SCSI của Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ thành phố Hà Nội – HANSIBAKhóa TOT 6 sẽ diễn ra trong 10 ngày với sự tham gia của 32 học viên là các doanh nhân, giảng viên các trường ĐH đến từ các tỉnh thành trên cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Lạng Sơn, Thái Nguyên …
chị Văn Thị Bích, giảng trường đại học Lạc Hồng – Đồng Nai đánh giá: đây là chương trình mình yêu thích, nó rất là thu hút, bây giờ là chương trình của quốc gia rồi, nên dù có xa xôi đến mấy thì mình cũng cố gắng ra đây học để mình có những giá trị mà chương trình đã mang đến cho giảng viên + dự định sau khi học xong lớp học này thì mình sẽ phục vụ nhà trường, đem lại kiến thức cho sinh viên, những bạn nào mong muốn khởi nghiệp tại trường, sau đó là những bạn ở bên ngoài, những người mong muốn thực sự được khởi nghiệp.
Ngoài các giảng viên trường Đại học, khóa đào tạo còn nhận được sự quan tâm của doanh nhân.
chị Tô Thị Phương Thảo: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần bao bì cao cấp việt nam, phó chủ tịch hiệp hội doanh nhân nữ Hà Nội cho biết: Thời gian vừa qua chúng tôi có nhận đc khá nhiều dự án khởi nghiệp cho phụ nữ ở khu vực phía bắc cũng như các bạn LGBT trên cả nước + có 20 kinh nghiệm làm chủ doanh nghiệp, nhưng việc làm sao giúp các bạn trẻ có thể tránh được những khó khăn trong khởi nghiệp + là không hề dễ. Do đó chúng tôi rất mong muốn đc tham gia những chương trình như thế này và qua đó giúp chúng tôi có kĩ năng để truyền đạt kinh nghiêm của mình đến thế hệ khởi nghiệp tiếp theo.
Các học viên tham gia bài tập động lực – động não trong khóa đào tạo
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên sẽ thực hành giảng dạy tại địa phương. Học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ giảng viên khởi nghiệp quốc gia.