Nếu ở nông thôn có diện tích đất rộng, bạn có thể nghĩ đến ý tưởng mở trang trại trồng nấm bởi đây là mô hình có nhu cầu của thị trường rất lớn và thu lại lợi nhuận khá cao cho nhiều người.
Dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị.
1. Học hỏi kinh nghiệm
Để có thể mở trang trại trồng nấm, bạn phải có sự am hiểu về nấm, cách làm phôi nấm, thời tiết, nhiệt độ cho nấm phát triển tốt nhất, kỹ thuật làm trang trại nuôi trồng nấm…
Cách nhanh nhất là bạn đến các trang trại trồng nấm lân cận, các hợp tác xã trồng nấm… để tìm tới học hỏi, bạn có thể xin ở lại nhà dân nhằm tìm tòi, học hỏi phương pháp, kĩ thuật trồng nấm, kĩ thuật ủ, hấp để phôi ra nấm, kỹ thuật làm bịch phôi nấm… Phần lớn chủ trang trại nấm cũng sẽ không ngần ngại chia sẻ các kinh nghiệm bổ ích về nghề trồng nấm cho bạn nếu thấy bạn ham học hỏi và có ý chí.
Trồng các loại nấm không khó, nhưng đòi hỏi người trồng phải chịu khó, siêng năng từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu xử lý, tưới nước, chuẩn bị đất cũng như chăm sóc. Nghề trồng nấm như nuôi con mọn, không chỉ cần sự tỉ mỉ, kiên trì mà còn đòi hỏi người trồng biết quan sát, để ý từng thời kỳ phát triển của nấm để có sự can thiệp kỹ thuật kịp thời. Bên cạnh đó, việc thu hoạch nấm sớm hay muộn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nấm để bán được giá hay không trên thị trường.
2. Lập kế hoạch kinh doanh
Bạn nên định hướng trước sẽ mở trang trại trồng nấm gì, mô hình lớn hay nhỏ, đầu ra cho sản phẩm, khách hàng mục tiêu là ai và đã có mô hình trồng nấm nào xung quanh đó chưa, thế mạnh của họ là gì…
Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu, từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh chi tiết là việc bạn cần làm trước khi bắt tay vào làm thật. Càng chi tiết, chi li bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và toàn cảnh về việc mình sẽ làm sắp tới cũng như không bỏ sót khâu nào khi triển khai.
Muốn sản xuất và kinh doanh nấm, ngoài trang trại sản xuất, phải có xưởng chế biến và bao gồm cả kênh phân phối, xuất khẩu đễ hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của mình. Mô hình kinh tế trang trại này có thể kết hợp nhiều nhà đầu tư để tiết giảm nhiều khâu trong quá trình nuôi trồng cây nấm.
3. Chuẩn bị vốn
Tùy vào mô hình gia đình nhỏ hay trang trại lớn mà bạn chuẩn bị vốn kinh doanh phù hợp. Tất nhiên vốn càng lớn thì sẽ càng thuận lợi và bạn nên có vốn dự trù những khoản sẽ phát sinh trong quá trình nuôi nấm, có khoản kinh phí cho những tháng đầu chưa ra sản phẩm và chưa có lãi.
Tùy vào từng loại nấm mà chi phí ban đầu sẽ khác nhau. Thông thường vốn ban đầu từ 50 triệu đồng trở lên (đầu tư xây dựng trại, mua bịch phôi giống…). Theo nhiều chủ trại nấm, chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi trại nấm rơm tương đối thấp hơn so với những ngành nghề khác, chỉ cần khoảng 5 triệu đồng là có thể làm được.
Số vốn ban đầu bạn dùng để làm vốn đầu tư (thuê ruộng, quy hoạch trang trại, làm nhà lán, xây lắp thiết bị sản xuất và sơ chế) và vốn lưu động (mua nguyên liệu, trả tiền công, mua giống…). Tuy nhiên, để bảo đảm đầu ra, bạn nên tìm hiểu thị trường, có thể xuất đi với giá sỉ hoặc lẻ.
4. Tìm nguồn giống
Bạn có thể tìm nguồn giống chất lượng ở chính những nơi bạn học hỏi về nấm như các trang trại nấm, hợp tác xã nấm hoặc liên hệ Sở nông nghiệp, Sở khoa học công nghệ, Trung tâm giống cây trồng ở địa phương bạn sinh sống. Ngoài ra cũng có các công ty cung cấp phôi nấm, giống nấm ra thị trường khá nhiều.
Những nguồn cung cấp giống phôi nấm bạn có thể tham khảo kỹ hơn TẠI ĐÂY.
Bạn nên tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy, đảm bảo và uy tín thay vì tìm nguồn trôi nổi trên thị trường để tránh nấm không lên, hỏng và thua lỗ.
Có rất nhiều loại nấm (nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…), do đó bạn phải am hiểu và nghiên cứu để chọn giống nấm có giá cả ổn định, mối tiêu thụ rộng khắp trên thị trường, do đó được nông trại duy trì trồng với số lượng lớn.
5. Tìm địa điểm mở trang trại nấm
Nếu ngay nhà bạn rộng rãi, có diện tích phù hợp thì bạn có thể làm tại nhà. Nếu không có đủ diện tích lớn, bạn có thể đi thuê nhà kho hoặc bãi đất trống gần đó có điều kiện phù hợp để mở trang trại nấm.
Kích thước để làm mô hình trại trồng nấm thường từ 50m2 -> 100m2 trở lên. Nếu rộng hơn, ở ngoài đồng với diện tích từ 2000 – 4000m2. Với khoảng diện tích này, nhà đầu tư cần quy hoạch khu tập kết nguyên liệu, lán trại trồng nấm, khu xử lí bã thải, khu xưởng chết biến, hệ thống nước – điện – giao thông trong trang trại nấm.
Đối với trang trại trồng nấm và tùy vào loại nấm mà bạn chọn, đều có thể sử dụng các kiểu nhà trồng nấm như:
Trại để kệ: có 2 loại là kệ chữ A và kệ chữ I: Trong trại cần thiết kế kệ bằng cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau (cây tre, đước tràm…). Chiều cao trại 4,2 m để nấm phát triển tốt, thông thoáng. Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lơi cho việc chăm sóc). Mỗi kệ cách nhau 0,7-0,8m. Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m. Các tầng kệ khác cách nhau 0,4m, trại 100m2 ta nuôi trồng được 10.000 phôi để kệ.
Trại treo: Trong trại cần làm dây treo để treo bịch phôi. Trại 100m2 nuôi được 7.000 phôi treo. Dây treo làm bằng nilon (có thể dung dây khác), mỗi dây treo 5-6 bịch phôi tùy theo chíều cao người chăm sóc. Dây này cách dây kia 20-23cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm phát triển). Dây cách mặt đất 0,4m. Cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái nấm.
Kiều nhà bình thường cho trang trại nấm: Bạn có thể tận dụng các ngôi nhà hiện có, tạo độ mát, điều chỉnh lưu lượng ánh sáng là có thể nuôi trồng mọi loại nấm. Hoặc nếu xây mới, số lượng nhà cho mô hình kinh tế trang trại trồng nấm tùy vào mức vốn đầu tư và diện tích hiện có. Cần lưu ý kiến trúc của cột nhà luôn luôn bằng bê tông và nền nhà được lát bằng xi măng. Đặc biệt mái nhà để tạo độ mát thì phải phủ thật nhiều các loại cật tre, lá cọ, phủ bạt và nẹp rạ, lá mía….
Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày. Một trại 100m2 dùng 40-45 kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại. Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 2 muỗng canh thuốc diệt nấm +2 muỗng canh thuốc diệt côn trùng pha với 20 lít nước (tương đương với 1 thùng bê) rồi tiến hành phun hỗn hợp trên xung quanh trại.
6. Thuê nhân công
Về nhân lực, bạn nên ưu tiên lao động tại địa phương nhưng bắt buộc phải có trình độ, kỹ thuật, nắm bắt được cách tổ chức sản xuất và có kiến thức về thị trường tiêu thụ.
Vào những đợt cao điểm như nuôi trồng hoặc thu hoạch, nên tập hợp thêm đội ngũ làm theo thời vụ.
nguyễn cũng đang mở trang trại trồng bào ngư xám chi phí làm giàn gần 30tr phôi bịch khoảng 30tr nữa tổng là 60, thu nhập khoảng 20tr sau 3,5 tháng
Ai trồng nấm cho xin sdt học hỏi với ạ