Khởi nghiệp thành công phụ thuộc vào điều này

0
1075

Theo nhiều CEO của các công ty lớn trên thế giới, yếu tố giúp họ có được vị trí vững vàng  trên thị trường kinh doanh, đó chính là lòng tin tưởng vào bản thân, dự án khởi nghiệp và không bao giờ chùn bước. Vào một ngày, tôi vô tình lướt web và phải dừng lại trước những câu chuyện khởi nghiệp đầy khâm phục, đáng học hỏi viết về con đường gây dựng thành công thương hiệu của những “ông trùm” trong kinh doanh mà ai cũng phải nể phục. Thực sự chúng là nguồn cảm hứng cho những ai đang muốn bắt đầu sự nghiệp của riêng mình:

Fred Smith – Người sáng lập tập đoàn Federal Express (FedEx)

Nhờ chuyện khởi nghiệp của các “ông lớn” mà tôi nghiệm ra: Thành công không nhờ vào tiền nhiều hay ý tưởng hoàn hảo mà phụ thuộc vào điều này - Ảnh 1.

Fred Smith tốt nghiệp tại đại học Yale năm 1965. Khi còn ngồi ở giảng đường, ông đã viết một bài báo kinh tế về khám phá quá trình vận chuyển hàng hóa tại Hoa Kỳ. Smith thấy rằng đa số hàng hóa có khối lượng lớn giao khắp Hoa Kỳ đều bằng xe tải hoặc máy bay chở khách. Ông đã viết ra một ý tưởng mới đó là một công ty không chỉ vận chuyển các gói hàng lớn mà còn có thể thêm các mặt hàng nhỏ bằng máy bay, xe tải giao hàng…, tăng tốc độ vận chuyển nhanh hơn và thu lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, ông lại không đi sâu vào chi tiết về cách vận hành cũng như kế hoạch tỉ mỉ cho một công ty như vậy và bài báo chỉ được xếp loại C. Nhưng, ông đã không từ bỏ ý tưởng đó và thử áp dụng nó vào việc xây dựng Federal Express với số tiền thừa kế 4 triệu đô la Mỹ từ cha và 91 triệu đô la Mỹ vốn liên doanh vào năm 1971.

Tiếc thay, sau 3 năm, Federal Express phải đối mặt với bờ vực phá sản, thiệt hại hơn 1 triệu đô la/tháng, do chi phí nhiên liệu tăng cao. Smith đã kêu gọi General Dynamics hỗ trợ thêm kinh phí nhưng bị từ chối. Tất cả mọi người đều nghĩ Fred Smith sẽ đóng cửa công ty, nhưng niềm tin đã “níu chân” ông lại. Một cách liều lĩnh, Smith bay tới Las Vegas và chơi trò cờ bạc Black Jack vào cuối tuần với số tiền còn lại 5.000 đô la.

May mắn là sau đó, FedEx bất ngờ có 32.000 đô la tài trợ trong tài khoản ngân hàng của mình. Ngay sau đó, công ty đã có thể tăng số tiền tài trợ ấy lên mức đáng kể. Và đến ngày hôm nay, FedEx đã trở thành hãng vận chuyển hàng không lớn thứ tư thế giới về quy mô với gần 300.000 nhân viên và tính đến 2018, doanh thu bán hàng đạt 65,45 tỷ đô la Mỹ/năm, hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ferrucio Lamborghini – Chủ hãng xe Lamborghini

Nhờ chuyện khởi nghiệp của các “ông lớn” mà tôi nghiệm ra: Thành công không nhờ vào tiền nhiều hay ý tưởng hoàn hảo mà phụ thuộc vào điều này - Ảnh 2.

Xuất phát điểm của Ferrucio là một người làm máy kéo. Công việc kinh doanh thành công giúp ông trở thành một trong những người giàu có nhất ở Ý. Ông sở hữu một chiếc ô tô Ferrari nhưng liên tục gặp rắc rối với nó. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, ông đã phát hiện ra rằng khối ly hợp của chiếc Ferrari giống với chiếc máy kéo.

Ferrucio thường xuyên phải đi sửa hoặc thay khối ly hợp cho chiếc xe của mình. Việc bảo dưỡng lấy đi của ông quá nhiều thời gian mà lại không có kết quả lâu dài. Nhận ra được điểm hạn chế này, Ferrucio quyết định phàn nàn với Enzo Ferrari – “cha đẻ” của hãng xe. Và bất ngờ nhận được câu trả lời đầy tính chê bai: “Lamborghini, anh chỉ có thể lái máy kéo, chứ không bao giờ có thể biết cách xử lý một chiếc Ferrari đúng cách”.

Với sự tự tin vào bản thân và có phần giận dữ từ câu nói ấy, ông đã quyết định chế tạo một chiếc xe hoàn hảo hơn và đặt tên là Lamborghini. Năm 1963, hãng xe thể thao Lamborghini được ra mắt và giới thiệu mẫu 350GT ngay sau đó. Phiên bản 350 GTS convertible sản xuất số lượng hạn chế cũng xuất hiện ít lâu sau.

Suốt 50 năm qua, Lamborghini đã khẳng định mình là một thương hiệu đáng được khao khát và tôn trọng nhất trong ngành công nghiệp ôtô.

Colonel Sanders – Người “khai sinh” ra Kentucky Fried Chicken (KFC)

Nhờ chuyện khởi nghiệp của các “ông lớn” mà tôi nghiệm ra: Thành công không nhờ vào tiền nhiều hay ý tưởng hoàn hảo mà phụ thuộc vào điều này - Ảnh 3.

Harland Sanders (1890–1980) thường được biết đến là Colonel Sanders. Năm 1950, ông đã phải bán đi cơ nghiệp của mình vìmột dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế ở Corbin, tiểu bang Kentucky. Ở độ tuổi 65, ông nhận trợ cấp an sinh xã hội với một khoản tiền 99 đô la. Vì quá thất vọng, xấu hổ về bản thân, ông suy nghĩ đến việc tự tử nhưng nhanh chóng gạt đi và tự thấy bản thân phải thay đổi mọi thứ. Ông ngồi viết ra những gì mình có thể làm được và nhận ra có thể bắt đầu lại với công thức gà được bạn bè yêu thích.Nghĩ là làm, Sanders dùng toàn bộ số tiền trợ cấp vừa nhận được lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.

Ở cái tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, thì ông rời Kentucky và bắt đầu chuyến đi của mình đến các tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Đáng tiếc, mọi thứ không hề dễ dàng. Ông nhận tới hơn 1.000 lời từ chối. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định quyết không từ bỏ đã giúp ông già Colonel thuyết phục được hàng trăm cơ sở kinh doanh sau đó. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay.

Với một thành công đó, Đại tá Hartland Sanders đã thay đổi thói quen ăn uống của cả thế giới với gà rán Kentucky, thường được gọi là KFC, với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến tháng 12 năm 2015. Triết lý của ông về sự chăm chỉ và sự hoàn hảo trong phục vụ khách hàng và luôn đề cao ý chí chiến đấu mãnh liệt bất chấp mọi thất bại trong cuộc sống. “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu” trở thành phần quan trọng trong truyền thống của KFC bởi” cha đẻ” của nó khởi nghiệp khi đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời.

Khởi nghiệp thành công phụ thuộc vào điều này
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here