Ưu, nhược điểm khi khởi nghiệp từ công ty gia đình

0
4419

Mới đây, theo kết quả khảo sát toàn cầu của PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) với hơn 2.800 công ty gia đình ở 50 quốc gia, 85% doanh nhân startup nhận được nguồn vốn đầu tư từ gia đình. Và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong 30 năm tới.

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì khởi nghiệp từ công ty gia đình cũng khiến các startup phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực, quản trị nhân sự, thiếu quy trình và sự tuân thủ.

Ưu điểm:

– Khởi nghiệp từ công ty gia đình sẽ có sẵn sự tin tưởng lẫn nhau

– Người tham gia không câu nệ với bất kỳ công việc, vị trí nào

– Tiền lương không phải là tiêu chí hàng đầu

– Chưa có đủ thời gian để quy tụ người giỏi nên đưa người gia đình vào đảm nhiệm…

Nhược điểm

– Xung đột lợi ích giữa các thành viên trong gia đình, có thể dẫn đến tranh chấp, kiện tụng…

– Xung đột trong quan hệ cha – con, thế hệ con cháu tranh giành quyền lực, các thành viên trong gia đình không cùng mục tiêu, sự can thiệp hoặc rủi ro của người ngoài gia đình.

– Sự phân chia trách nhiệm và vai trò giữa các thành viên không rõ ràng, thiếu công bằng trong hoạch định kế thừa, có sự phân biệt, đối xử giữa nam – nữ, chính sách phát triển thiếu minh bạch…

– Việc tổ chức và giao tiếp theo kiểu gia đình (người lớn nói thì người nhỏ tuổi phải nghe…) mà không dựa trên chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và năng lực thật sự của từng thành viên khiến mô hình quản lý không theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp.

– Các vị trí chủ chốt, quan trọng đều do người thân nắm giữ mà không phải ai cũng đủ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ được cho là có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

– Đánh giá hiệu quả làm việc không công bằng, giải quyết xung đột dựa trên quan hệ ruột thịt…

– Phần lớn nhân viên có quan hệ huyết thống với thân chủ luôn ỷ lại, dùng quan hệ huyết thống để áp đặt các nhân viên khác, không tuân thủ quy trình làm việc, trách nhiệm, quyền hạn đã được phân công. Trong khi đó, lãnh đạo không đành “ra tay” với nhân viên có quan hệ ruột thịt khiến những nhân viên giỏi bỏ đi…

Có thể thấy nhược điểm, những vấn đề thách thức nhiều hơn hẳn ưu điểm, do đó, để tránh những xung đột có thể xảy ra, giải pháp tối ưu cho những người khởi nghiệp từ gia đình là xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử để hạn chế xung đột hoặc khi xung đột xảy ra thì có thể chủ động xử lý một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó cũng phải chuẩn hóa quy trình để đảm bảo công ty vẫn có thể vận hành khi người chủ đi vắng cũng cần được chú trọng.

Ưu, nhược điểm khi khởi nghiệp từ công ty gia đình
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here