Những tấm gương khởi nghiệp thành công với nghề nông

3
3386

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, sức cạnh tranh càng thêm khắc nghiệt. Có người bon chen phát triển trên thành phố, nhưng cũng có người nhìn thấy tiềm năng phát triển ở địa phương. Dưới đây là một số người đã phát triển với nghề nông và có những thành công đáng ghi nhận.

Nguyễn Sỹ Luận thành công với trang trại

Theo thông tin trên báo Chính phủ, anh Nguyễn Sỹ Luận (sinh năm 1985) khởi nghiệp làm trang trại nuôi lợn từ năm 2006. Từ một nông dân thuần túy, đến nay anh đã trở thành Giám đốc Công ty cổ phần và phát triển Bình Minh đóng tại Mỹ Đức, Hà Nội sau gần 10 năm lập nghiệp.

Anh Luận kể rằng ngày mới lập nghiệp, khi đó anh tròn 20 tuổi. Sau khi ra trường trở về nhà, anh nhận ra khả năng làm giàu từ mảnh đất tưởng chừng vô dụng ở quê mình. Anh Luận cùng với bố bắt tay vào lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Anh quyết tâm xin UBND xã thầu lại 10ha đất bỏ hoang để xây dựng chuồng trại nuôi lợn.

Tiếp đó, anh dồn toàn bộ tiền tích cóp trong gia đình, vay thêm bạn bè, thế châp sổ đỏ cho ngân hàng lấy vốn gần 1 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn, thuê 10 nhân công và nuôi 500 con lợn. Kết quả đến năm 2006, một trang trại có quy mô lớn, hiện đại đã mọc lên giữ vùng đất bạc màu.

Nhờ ý tưởng mạo hiểmtinh thần dám lám mà anh Luận đã có thành công như ngày hôm nay.

Võ Thành Ngân thành công với “Thảm cỏ Việt”

Võ Thành Ngân

Sau khi ra trường, thời gian đầu Ngân chỉ tìm được việc làm trái nghề với mức lương 1,5 triệu đồng, Võ Thành Ngân quyết định về quận 12, TP HCM phụ người dượng trồng cỏ.

Ban đầu, Ngân tập trung làm công nhân trồng cỏ để tích lũy vốn. Anh làm tất cả mọi công việc từ trồng, chăm sóc đến khâu đánh cỏ và khuân vác… để biết quy trình, cách thức làm việc và điều tra thị trường, tìm hướng đi riêng cho mình.

Tháng 3/2012, Ngân mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Thảm Cỏ Việt. Để có vốn hoạt động, anh mượn họ hàng khoảng 50 triệu. “Vốn ít nên tôi ‘ăn theo’ anh rể và bác để cùng hùn vốn thuê một thửa ruộng lớn làm chung giúp tiết kiệm chi phí, vật tư. Rất may, làm 2 đến 3 vụ là tôi trả được hết nợ”, báo VnExpress dẫn lời Ngân nói.

Để tìm kiếm khách hàng, Ngân tự lập website làm kênh marketing, vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả. Mặc dù website không đẹp, nhưng chàng cử nhân trẻ chú trọng đầu tư nội dung chuyên sâu, phong phú. Hơn 300 bài viết đã được anh chia sẻ về quy trình trồng và cách thức chăm sóc, thi công, bảo trì cỏ.

Để tạo niềm tin, Ngân mời đối tác đến vườn để họ tận mắt thấy quy mô vùng trồng cỏ, kỹ thuật làm như thế nào thì mới dễ thuyết phục…

Nhận biết điểm mạnh của mình là cung cấp được một số lượng cỏ lớn ra thị trường, nên Ngân tập trung đánh mạnh vào các công trình lớn như: dự án cao tốc sân bay, resort.

Tập trung chuyên canh cỏ, từ 3.000 m2 ruộng đầu tiên, hiện nay Ngân sở hữu 2 hecta. Ngoài ra anh còn thuê trồng bên ngoài với tổng diện tích 10ha; hợp tác với 7 đối tác ở Đồng Tháp, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Dương để cung cấp thêm. Tính chung, mỗi năm công ty Ngân cung cấp ra thị trường gần 20 hecta cỏ.

Ngân cho biết, công ty đã hoạt động ổn định và doanh thu tăng theo các năm, hiện tại đạt mức 4 tỷ đồng. Trong thời gian tới, anh muốn chế tạo thêm nhiều máy móc hơn, mở rộng chi nhánh tại ở Đà Nẵng để phát triển lan ra khu vực Tây Nguyên.

Nguyễn Văn Thắng thành công nhờ chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ

Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam. Tốt nghiệp cấp 3 năm 2009, anh đến giúp việc cho trại nuôi chim của người chú. Một năm sau, anh về nhà cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ với diện tích khoảng 30m2, vốn đầu tư khoảng 30-40 triệu đồng.

Ban đầu, anh nuôi chim nhân giống, rồi mới phát triển dần lên nuôi thịt, cung cấp giống và chim non. Hiện anh có trại nuôi rộng khoảng 2.000m2, lúc cao điểm nuôi trên 1.000 con.

Trang trại của anh Thắng hiện rộng khoảng 2.000m2 với 1.000 con chim trĩ đỏ đem lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng mỗi tháng.Thắng cho biết, loài này nếu nuôi thương phẩm thì khoảng 5 tháng có thể xuất bán. Mỗi con trống đến khi bán nặng khoảng 1,4 đến 1,7kg, con mái khoảng một đến 1,2kg. Mỗi tháng, trung bình Thắng xuất bán khoảng 70 đến 100 con chim thịt.

Anh cho biết, mỗi con chim thịt nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng, người nuôi mất chi phí khoảng 110.000 đồng. Với giá bán mặt hàng này khoảng 200.000 đến 220.000 đồng một kg, mỗi tháng riêng loại để thịt, anh Thắng có thể thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng.

Hiện tại Thắng cung cấp thịt chim cho các nhà hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định… Còn chim giống và hậu bị, khách chủ yếu là các trại nuôi ở nhiều tỉnh lân cận.

Theo anh, đầu tư cơ sở ban đầu cũng không quá lớn, quan trọng là có diện tích làm chuồng. “Mình đầu tư mỗi chuồng 100m2 thì xây dựng hết khoảng 30 triệu đồng. Ban đầu làm chuồng nhỏ, sau đó mới mở rộng quy mô dần”, Thắng nói.

Ông chủ trẻ cho rằng nuôi chim thương phẩm, bán thịt thì nhanh thu hồi vốn hơn, còn phát triển nuôi giống thì hơi khó, đầu tư lâu dài và phải có kỹ thuật chăm sóc tốt. “Hơn nữa, người nuôi cũng phải nghiên cứu để nắm bắt tình hình thực tế từng thời điểm mà phát triển số lượng đàn cho phù hợp. Tránh tình trạng nguồn cung quá lớn, giá giảm thì khó tránh khỏi thiệt hại”

Phạm Văn Bảo Trung thành công nhờ nuôi ong

Phạm Văn Bảo Trung thành công nhờ nuôi ong

Phạm Văn Bảo Trung (sinh năm 1994, tại thị trấn Đinh Văn, H. Lâm Hà, Lâm Đồng) là một tấm gương rất đáng để học hỏi. Do không có duyên với chuyện học hành, Bảo Trung quyết định nghỉ học khi mới vào lớp 10.

Từ đó cậu làm phụ cho vườn cà phê của bố mẹ. Không chịu cảnh nghèo khó quanh năm, Trung đã mày mò học cách nuôi ong lấy mật nhằm tận thu những mùa hoa cà phê của gia đình.

Bảo Trung và đàn ong của mình. Sau 6 tháng bỏ nhà đi học nghề, cậu đã có trong tay kinh nghiệm chăm ong hiệu quả và quyết định về quê vay mượn được hơn 50 triệu đồng đầu tư nuôi 80 đàn ong. Thắng ngay từ trận đầu chỉ sau 4 tháng, Trung thu hồi được vốn liếng và trả nợ. Từ đó cậu bạn 9X này phát triển đàn ong của mình lên tới con số hàng trăm đàn, tạo thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Những tấm gương khởi nghiệp thành công với nghề nông
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here