Việc đặt tên lên quan tới việc nhận định về tổng thể, phản ánh công ty, doanh nghiệp của bạn, được sử dụng trong các công cụ tiếp thị, quan hệ công chúng, blog, trên website và trong các bản in. Vì thế đây là một quyết định lớn.
Dưới đây là những lưu ý bạn cần xem trước khi “chốt” tên chính thức cho đứa con tinh thần của mình:
Tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm: Bạn cứ nghĩ đến những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới mà xem: Casio, Sony, Konika, Kodak, Philips… không có cái tên nào quá khó đọc và khó phát âm cả.
Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ: Đây là điều khiến tên doanh nghiệp của bạn sẽ dễ được người khác nhớ hơn so với những tên loằng ngoằng vừa khó hiểu, vừa khó đi vào tâm trí người khác, họ sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm công ty hay website của bạn.
Đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình: Bạn không nên đặt tên vùng miền, hay giới hạn phạm vi kinh doanh chỉ trong 1 hoặc 2 khái niệm cố định vì khi muốn mở rộng kinh doanh, chuyển địa giới thì bạn sẽ gặp vô cùng khó khăn đấy.
Cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt: theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì sẽ dễ đi vào lòng người.
Tên không nên sử dụng từ viết tắt, dễ gây nhàm chán, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng viết tắt 3 chữ cái đầu, lâu dần gây lẫn lộn cho khách hàng cũng như không tạo được sự khác biệt.
[…] vấn đề cần lưu ý nữa là bạn nên đặt tên cho spa của mình dễ nhớ và thú vị, 1 spa không tên thì không có khách hàng nào muốn […]
[…] gì ăn sâu vào tiềm thức khách hàng nhiều hơn là cái tên, do đó bạn phải đặt tên cho sản phẩm thật đơn giản, dễ nhớ và dễ đọc. Cái tên là yếu tố đầu […]
[…] Tên doanh nghiệp, cửa hàng vô cùng quan trọng, nó làm nên thành công trong quá trình kinh doanh, là yếu tố đầu tiên khiến người tiêu dùng nhớ đến và tạo nên tính riêng biệt. […]
[…] vấn đề cần lưu ý nữa là bạn nên đặt tên cho spa của mình dễ nhớ và thú vị, 1 spa […]