Nếu đang là người quản lý doanh nghiệp và bạn băn khoăn không nên biết làm như thế nào là đúng để nhân viên “tâm phục khẩu phục” thì dưới đây là những bí quyết không nên bỏ qua.
1. Bạn cần công bằng
Tất nhiên có thể bạn sẽ ưu ái người này hơn người kia, đó là điều dễ hiểu nhưng đừng thể hiện điều đó quá lộ liễu trước mặt mọi người. Trong công việc, nên coi tất cả nhân viên của bạn như người trong một gia đình.
Ai cũng có ưu nhược điểm riêng và việc của bạn là giúp họ phát huy được thế mạnh của mỗi nhân viên, khắc phục được nhược điểm của họ. Điều này giúp nhân viên của bạn không so bì với nhau, yên tâm làm việc, yên tâm cống hiến và quan trọng là đặt niềm tin nơi bạn.
2. Biết gắn kết các nhân viên với nhau như người một nhà
Đừng tạo khoảng cách mà hãy tạo ra những hoạt động chung để nhân viên có cơ hội sinh hoạt chung thật nhiều với nhau như đi ăn trưa cùng nhau, teambuilding hàng quý, đào tạo kiến thức nội bộ hàng tuần, làm đồng phục team-nhóm… tạo hứng khởi cho nhân viên khi đi làm.
Và quan trọng là người quản lý phải luôn sát cánh cùng nhân viên cho mỗi hoạt động để rút ngắn khoảng cách và lại gần nhau hơn.
3. Hiểu nhân viên để giao đúng việc theo sở trường
Mỗi người đều có thế mạnh và sở trường riêng, có người giàu ý tưởng, có người mạnh về triển khai thực hiện ý tưởng, có người nắm vững kiến thức, chu trình… Vì vậy, người quản lý cần biết tuyển dụng cũng như sử dụng nhân tài đúng chỗ, đúng năng lực để tất cả cùng phát triển trở thành một team mạnh đúng nghĩa.
4. Đề cao quyền lợi của nhân viên trên cơ sở lợi ích chung của công ty
Trong công việc, trách nhiệm đi liền với quyền lợi. Hãy đảm bảo điều này cho nhân viên của bạn. Nếu họ làm tốt, hãy khen thưởng cho họ. Hãy xem xét lại lương của nhân viên theo định kỳ hoặc khi họ đề nghị. Nếu bạn muốn họ nhận thêm một công việc mới, hãy cho họ biết nếu họ làm tốt, họ sẽ được thêm quyền lợi gì.
5. Là người dẫn đường chứ không phải là người áp đặt họ
Sếp không nhất thiết phải là người giỏi hơn nhân viên mà chỉ là người có kinh nghiệm hơn, được giao trọng trách quản lý.
Khi giao việc, hãy nói rõ mục tiêu và định hướng để nhân viên của bạn tự sức sáng tạo, hoàn thành tốt nhất công việc đó. Đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên họ cũng như chỉ dẫn phải làm thế này thế khác. Hãy khiến họ cảm thấy họ là người tốt nhất mà bạn tin tưởng giao công việc đó.

6. Là người sếp tâm lý
Là một người bạn khiến nhân viên tin tưởng và yêu mến sẽ giúp nhà quản lý gắn kết được với nhân viên của mình và giữ chân họ được lâu hơn.
Để làm được điều này, hãy tương tác nhiều hơn với nhân viên của mình, lắng nghe mọi câu chuyện của họ từ công việc tới cuộc sống, từ niềm vui tới nỗi buồn của họ. Hãy giúp đỡ khi họ có khó khăn hay vấp ngã và tán thưởng khi họ làm rất tốt công việc của mình…
7. Lương bổng tốt không phải là yếu tố quyết định số 1 để giữ chân nhân viên
Mà hãy chỉ cho họ thấy con đường giúp họ thăng tiến trong công việc như thế nào, để họ cảm nhận mình tiến bộ ra sao qua từng ngày và mục tiêu phấn đấu trong tương lai.
8. Hãy nghiêm túc và chuyên nghiệp
Nếu nhà quản lý muốn nhân viên đi làm chăm chỉ, ngay bản thân bạn cũng phải làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp trước đã.
Bên cạnh đó hãy chuyên nghiệp, vừa rắn vừa mềm, tùy từng trường hợp để phê bình thẳng thắn hay khen thưởng kịp thời với nhân viên. Hãy nghiêm khắc với những nhân viên thường xuyên mắc lỗi và có cơ chế thưởng phạt rõ ràng.
9. Không đổ lỗi mà chỉ cho nhân viên hướng suy nghĩ về cách giải quyết
Khi nhân viên mắc sai lầm, trừ khi cố ý, còn lại không ai là chưa từng mắc lỗi và không ai muốn điều đó xảy ra.
Một quản lý tốt là luôn mở lòng với nhân viên, thay vì quát mắng khiến họ càng u mê đi thì hãy giúp họ suy nghĩ hướng giải quyết, cùng nhau tìm giải pháp. Tuy nhiên bạn chỉ nên giúp họ tự nghĩ chứ không nhất thiết phải xắn tay giải quyết giúp ngay lập tức.
10. Đừng sợ nhân viên của bạn không làm được
Với vai trò quản lý và phát triển đội ngũ, hãy tự tin giao việc cho nhân viên và trao niềm tin nơi họ để họ cố gắng hết sức, chấp nhận việc họ sai 1 lần, 2 lần… lần thứ 10 rồi họ cũng sẽ đúc kết kinh nghiệm, làm được và hoàn thành tốt.
Va chạm nhiều họ sẽ luôn sẵn sàng cho những thử thách mới và bạn sẽ có một đội ngũ kế cận tiếp theo. Lúc đó bạn có thời gian làm những việc khác lớn hơn, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới tốt hơn.
[…] quản lý không đơn giản, phải giao tiếp với rất nhiều nhân viên, không phải lúc nào […]
[…] không có nhân viên nên tiền thừa không được trả lại, mà được chủ quán trả bằng coupon và […]