Làm quản lý không đơn giản, phải giao tiếp với rất nhiều nhân viên, không phải lúc nào bạn cũng làm hài lòng được hết tất cả mọi người.
Tuy nhiên, nếu làm tốt những điều dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ trở thành 1 người quản lý tâm lý và được nhân viên tôn trọng, tin tưởng và gắn bó lâu dài.
1. Thể hiện sự tôn trọng nhân viên đúng cách
Khi bạn cư xử một cách chuyên nghiệp và đối đãi thật lòng với nhân viên của mình, họ sẽ có động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đồng thời, nếu bạn tôn trọng nhân viên, dĩ nhiên họ cũng sẽ dành cho bạn một sự kính trọng nhất định.
Do đó, để mọi người tôn trọng mình, bạn phải thể hiện sự tôn trọng nhân viên đúng cách.
2. Không can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới
Bạn chỉ nên định hướng, giao việc và đặt niềm tin vào cấp dưới, không nên đi quá sâu vào kỹ năng làm việc hay soi xét những điều họ làm, hãy quan tâm đến kết quả cuối cùng.
Trong quá trình quản lý, bạn có thể trực tiếp hỏi nhân viên của mình khúc mắc chỗ nào, cần giúp đỡ hay không… để kịp thời trao đổi và đẩy nhanh tiến độ.
Thái độ quan liêu, hách dịch của lãnh đạo hay việc can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên thường khiến các nhân viên giỏi không muốn ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.
3. Đáng tin cậy
Hầu như nhân viên nào cũng mong chờ sự đáng tin cậy ở người lãnh đạo. Sự minh bạch, rõ ràng, sẻ chia từ lãnh đạo sẽ là động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
Hãy để nhân viên biết những thông tin liên quan đến họ, tránh bưng bít, thiếu sự chia sẻ, thiếu tin cậy.
4. Hãy giữ vững lập trường
Đây là điều khá quan trọng. Nếu công ty bạn đã định hướng được mục tiêu phát triển sự nghiệp, có chiến lược rõ ràng và chắc chắn rằng mục tiêu ấy là lâu dài và không dễ dàng thay đổi. Nhân viên sẽ dốc hết sức làm việc để đạt được mục tiêu lâu dài, ổn định đó.
Khi các nguyên tắc thay đổi, trở nên khó hiểu và bất công, các nhân viên sẽ rời bỏ bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi sự trợ giúp đắc lực từ họ.
5. Khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng
Điều này cũng cho nhân viên của bạn thấy được bạn quý trọng trí thông minh, kinh nghiệm cũng như óc phán đoán của họ. Đây cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để các nhân viên của bạn biết rằng thực lực của họ được công nhận.
Do đó, nếu muốn nhân viên thấy được bạn thực lòng quý trọng họ, hãy khuyến khích các nhân viên bày tỏ, đóng góp ý tưởng.
6. Luôn trân trọng mọi sáng kiến của nhân viên
Đừng chỉ hỏi ý tưởng của các nhân viên rồi để đấy mà hãy hiện thực hóa chúng. Một khi nhân viên của bạn cảm thấy những ý kiến của họ thực sự có ảnh hưởng tới công việc chung, động lực làm việc của họ sẽ tăng cao.
Bạn cũng sẽ tạo được thiện cảm với mọi người và giúp cho nhân viên thấy mình có đóng góp được phần nào cho công việc chung, tinh thần làm việc sẽ phấn khởi hơn.
7. Truyền cảm hứng chăm sóc và động viên nhân viên
Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, hãy lắng nghe tim mình để quan tâm và đối xử thật sự tận tâm chưa. Nhân viên sẽ nhìn vào bạn như nhìn vào tấm gương ấy.
8. Tạo sự công bằng giữa các nhân viên
Tất nhiên bạn không thể công bằng 100% nhưng phải luốn đảm bảo tìm sự công bằng giữa các nhân viên với nhau và làm sao để mọi người thấy bạn luôn khách quan, đối xử công bằng với tất cả mọi người.
9. Khen thưởng kịp thời những nhân viên làm tốt
Hãy có cơ chế thưởng phạt phân minh để những ai làm tốt sẽ luôn phát huy khả năng của họ, những người mắc sai lầm sẽ sửa chữa rút kinh nghiệm.
Những nỗ lực đem lại kết quả tốt của nhân viên phải được ghi nhận, tuyên dương kịp thời để động viên họ làm việc hăng say hơn, có thể hình thức khen thưởng bằng tiền, chuyến du lịch, những phần quà… để tạo tinh thần phấn khích khích lệ họ làm việc và cống hiến, không nên nói suông.
[…] Thống kê lại thời gian nào trong ngày thường là lúc rảnh rỗi nhất của nhân viên: dù biết là có thời gian đó, nhưng đa số đều sẽ ngạc nhiên là tại sao có […]
[…] Hãy đặt câu hỏi cho từng tình huống cụ thể nhằm giúp bạn có phản ứng hợp lý. Ví dụ: “Làm thế nào để tôi kiềm chế bản thân khi bị người khác bác bỏ ý kiến?” thay vì những câu hỏi chung chung như: “Làm sao để trở thành sếp tốt?”. […]
[…] Hãy đặt câu hỏi cho từng tình huống cụ thể nhằm giúp bạn có phản ứng hợp lý. Ví dụ: “Làm thế nào để tôi kiềm chế bản thân khi bị người khác bác bỏ ý kiến?” thay vì những câu hỏi chung chung như: “Làm sao để trở thành sếp tốt?”. […]
[…] sống, thương trường, ai cũng muốn vươn lên làm vị trí “số một”, vị trí quản lý, quyền lực bởi quyền lực giúp người ta có sức khỏe tốt hơn và sống lâu […]
[…] ông, cách làm trên còn tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên, giúp họ tự do phát triển năng lực chuyên môn, khả năng tư duy cùng nhiều kỹ […]