Nếu bạn đang có cửa hàng riêng kinh doanh và chưa biết cách làm thế nào để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn thì bài viết của anh Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Đặc điểm của nhân sự đứng bán trong cửa hàng là thời gian làm việc không lâu, số tiền công không lớn nên họ không hoàn toàn dồn hết tâm sức vào làm việc nếu không được quản trị và chỉ đạo đúng hướng.
Đó là chưa kể trái ngược với mô hình phân phối bên ngoài, mô hình cửa hàng vốn được mặc định trong tâm tưởng của nhiều người là mô hình bán hàng bị động. Ai tới thì bán, còn nếu không thì cũng chỉ có thể mời chào ở mức độ nào đó họ tới cửa hàng, không thể chủ động ra ngoài xục xạo, “tấn công” và “chốt quyết liệt” như sales các ngành khác được. Đặc tính đó là có, nhưng cái tai hại nhất chính là nó tạo ra tâm lý ỷ lại không cố gắng của cả nhân viên và đôi khi là của chính người chủ.
Đó là những người mà khi tham gia lớp học của tôi lúc nào cũng nói: “Anh tính, thị trường nó chỉ có thế, làm gì hơn được?” “Bão hòa rồi anh, cố chả được!”. Tự nhủ như vậy có nghĩa là dù có cách làm khác, thay đổi một chút họ cũng sẽ không tin, không làm theo cho tới khi cả đám đông làm theo và thành công thì lúc ấy họ mới “ừ , à” và hiển nhiên là đã chậm so với số đông các cửa hàng còn lại trong việc gia tăng doanh số và thị phần.
Series bài viết của tôi sau đây là dành cho những người như thế, hy vọng họ sớm thay đổi để sớm có một doanh nghiệp phát triển bền vững hơn chứ không phải những mô hình cửa hàng manh mún, sớm mở, chiều đóng cửa và không biết vì sao phải làm thế!
TÍNH VÀ SỬ DỤNG NHÂN CÔNG
Thời gian làm việc của họ đã dùng hết chưa? Thời gian chết tại các cửa hàng thường rất lớn, dựa vào một định kiến rất lâu trong nghành bán lẻ, là “chúng em có lôi khách hàng tới được đâu” nên người làm thường coi việc có khách thì chăm không có khách thì kệ là chuyện hết sức bình thường.
Và lúc kệ thì họ sẽ túm năm tụm ba, chúi đầu vào smartphone để chat chit hay selfie. Thời gian mất đi đã đành, lúc này, họ còn đang tự luyện cho mình một ý thức dịch vụ rất tệ. Tới lúc nào đó, họ tới cửa hàng làm việc mà như là tập trung vào việc chính là tận dụng thời gian để lên facebook và đọc tin lá cải.
Muốn chỉnh lại việc này, chủ cửa hàng cần phải:
1. Thống kê lại thời gian nào trong ngày thường là lúc rảnh rỗi nhất của nhân viên: dù biết là có thời gian đó, nhưng đa số đều sẽ ngạc nhiên là tại sao có nhiều thời gian cửa hàng ít khách tới vậy. Đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng đang trả một mức lương 8h chỉ cho khoảng 4 tới 5h làm việc của nhân viên! Đó là chưa kể tới việc chất lượng các giờ làm việc đó chưa đạt tới mức mà họ mong đợi!
2. Lập đầu mục công việc cho cửa hàng nằm trong trách nhiệm của nhân viên, ví dụ: tìm hiểu đối thủ cạnh tranh ở khu gần đó, hỏi han chăm sóc khách hàng, search các phản hồi dành cho các sản phẩm tương tự, các cách chăm sóc khách hàng mới..
3. Xác định quy trình làm các công việc đó với nhân viên: Nên thống nhất cả hai bên để tránh việc họ sau đó than phiền là mình không thấy cách đó là đúng. Tránh hết sức kiểu phân việc chung chung như là: Em phải tìm ra càng nhiều khách hàng mới càng tốt, em phải hỏi họ càng nhiều càng tốt… Tốt nhất là viết hẳn ra giấy, mất thời gian một chút nhưng rõ ràng anh hay chị muốn họ hỏi: anh chị cho em biết 3 thương hiệu anh chị nghĩ ngay tới khi mua sản phẩm balo được không ạ?
4. Xác định thời gian và số lượng mục tiêu cho từng công việc: Ví dụ: trong 1h họ tìm thêm được bao nhiêu khách mới, trong 2h thì họ add thêm được bao nhiêu người vào fanpage của công ty?… Cái này là để tránh sau này phân việc rồi thì họ lại than phiền là không đủ thời gian làm các việc thông thường khác và lại thành lãn công diện rộng trong cửa hàng hoặc hệ thống cửa hàng.
5. Phân lịch và ngày giờ làm việc: Điều này nghe đơn giản nhưng lại là điều ít được các chủ cửa hàng làm nhất vì họ nghĩ một khi đã nói với nhân viên việc đó là cần làm và tốt cho công việc là họ sẽ làm. Nếu nói ai thiếu sự chủ động nhất trong công việc, tôi tin đó là các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng! Vì họ tới đó với mức lương thấp nên họ sẽ mặc định mình làm ở mức vừa phải thôi cho hết thời gian. Ít ai chịu khó học hỏi chăm chỉ. Chúng ta không nên mặc định họ đã làm hết sức rồi hoặc nếu chỉ cho họ cách làm hay họ sẽ tự làm theo!
6. Bố trí người quản lý việc đó và thời gian mà họ báo cáo: Thường thì đó là trưởng ca tại cửa hàng. Người này khả năng cao là có năng lực và ý thức trách nhiệm nhiều hơn các an hem còn lại.
[…] phân biệt rõ ràng giữa Saleman, quản lý, giám đốc bán hàng khiên nhiều người cảm thấy khó khăn, bài viết dưới đây […]
[…] Nhân Việt đăng trong Group Quản trị và Khởi nghiệp nằm trong chuỗi bài “Saleman có cần biết quản lý cửa hàng?” rất hữu ích cho việc quản lý cửa […]