6 nguyên nhân khiến doanh nhân “ngậm trái đắng”

0
1015

Có nhiều nguyên nhân (chủ quan lẫn khách quan) dẫn tới sự thất bại của mỗi người. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có 7 nguyên nhân chủ quan phổ biến dưới đây khiến doanh nhân thất bại.

1. Không lường trước khó khăn

Những doanh nhân có xuất thân hoàn cảnh thuận lợi, sống trong nhung lụa, tốt nghiệp từ những trường đại học nổi tiếng giàu có… làm kinh doanh sẽ có điểm yếu so với những người khác vì thiếu những trải nghiệm quý giá như “cảm giác phải đấu tranh để vươn lên trong cuộc sống, hoặc đơn độc bước vào đời”…

Tất nhiên không phải những doanh nhân sinh trưởng trong môi trường tốt đều kém cỏi và những doanh nhân có cuộc sống vất vả đều thành công nhưng điều quan trọng là khả năng nhận diện nguy cơ và chuẩn bị giải pháp đối phó ở mỗi người.

Một số doanh nhân thất bại vì lý do họ không lường trước được viễn cảnh khó khăn phải trải qua, và do đó, không chuẩn bị phương pháp đối phó thích hợp. Một số khác lại xem kinh doanh như một cơ hội trải nghiệm, hoặc là một dịp “cưỡi ngựa xem hoa”, sẽ dễ bị sốc khi nhận ra khối lượng thời gian, công sức đòi hỏi phải bỏ ra nếu muốn thành công…

Lường trước những khó khăn, chuẩn bị tinh thần và đứng vững trước khó khăn… là những kiến thức, kỹ năng bạn phải tự trang bị cho mình thông qua quá trình trải nghiệm, học hỏi.

2. Chạy theo trào lưu

Khởi nghiệp trở thành câu cửa miệng, trào lưu trong thời gian gần đây nhưng không có nghĩa là ai khởi nghiệp cũng sẽ thành công và trở thành “ông chủ”.

Nhiều người chạy theo trào lưu khởi nghiệp bằng ứng dụng mạng xã hội trong khi bản thân lại thiếu kiến thức về công nghệ, không am hiểu về mạng xã hội hoặc cả hai. Hay một người kinh doanh nhà hàng Pháp chỉ vì anh ta thích ăn món Pháp và không có chút kiến thức kinh doanh nào… sẽ rất dễ gặp thất bại.

doanh nhân, bạn không nên hỏi “Mọi người muốn gì?”, mà nên là “Mình biết điều gì mà người khác chưa biết?”, “Mình cần bổ sung thêm kiến thức gì?”, “Có thứ gì mà mọi người đều muốn nhưng họ chưa nhận ra?”…

Người có kiến thức sâu về một lĩnh vực nào đó luôn có nhiều lợi thế hơn người chẳng biết gì đang muốn “nhảy” vào thị trường chỉ vì trào lưu. Đừng chạy theo xu hướng. Hãy đầu tư nhiều hơn cho bản thân, cho những thứ mà bạn giỏi nhất.

3. Đi một mình

Cảm giác tự tay gây dựng mọi thứ rất tuyệt vời nhưng ngay cả khi bạn nắm toàn bộ mọi thứ thì cũng sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp sức của người khác.

Việc đi một mình sẽ khiến những “nhà lãnh đạo cô đơn” bị thui chột kỹ năng kết nối với người khác, lưỡng lự chia sẻ vấn đề với mọi người – cho dù đó là khối lượng công việc cần phải san sẻ, hoặc để người khác có cơ hội cùng gánh vác trách nhiệm…

4. Không biết bản thân thiếu sót những gì

Một trong những lý do hàng đầu khiến các doanh nhân thất bại là do họ không biết mình đang không biết những gì. Đặc biệt, nếu bạn đang bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới thì điều này vô cùng tai hại, có thể ảnh hưởng đến sự sống-chết của doanh nghiệp.

Là một doanh nhân, bạn không thể xây dựng doanh nghiệp với tâm lý biết hết mọi thứ mà phải nhận ra mình chưa biết thứ gì để trau dồi, học hỏi thêm.

Trong cuộc sống, luôn có người chỉ ra những thứ bạn chưa biết. Và thời điểm bạn phát hiện ra điều gì đó, cũng đừng ra vẻ lên mặt, ngạo mạn, kiêu căng với mọi người. Hãy hạ cái tôi xuống và tiếp tục học hỏi những thứ khác mới mẻ hơn.

5. Thích “đá lấn sân”

Thời điểm họ sa đà những thứ không thuộc lĩnh vực chuyên môn/thế mạnh của mình, kiêm nhiệm nhiều việc cũng là lúc bắt đầu thất bại. Điều này cũng giống như một nhà sáng lập không có khả năng sáng tạo lại thích đưa ra sáng kiến và bắt nhân viên làm theo.

Việc tập trung “đúng người, đúng việc” cũng là một kỹ năng quan trọng. Nó đồng nghĩa với việc bạn sẵn sàng bước sang một bên để cho những người khác có khả năng làm tốt công việc được phát huy khả năng thay vì muốn làm mọi thứ, kiểm soát mọi thứ.

6. Muốn được mọi người công nhận

Chức danh “CEO” hay “nhà sáng lập” gần đây đã trở thành một thứ thời thượng mà không ít người muốn ghi lên hồ sơ cá nhân Facebook, Twitter cho dù họ chưa kiếm được một đồng doanh thu nào chứng tỏ có nhiều người thích việc được trở thành doanh nhân hơn là làm doanh nhân thực tế.

Bất cứ ai nghĩ rằng làm doanh nhân là để được người khác công nhận thì sẽ chẳng bao giờ là một doanh nhân thực thụ và dễ gặp thất bại trong kinh doanh.

6 nguyên nhân khiến doanh nhân “ngậm trái đắng”
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here