7 cách vượt qua khó khăn nợ nần hiệu quả trong kinh doanh

3
7200

Nợ nần là điều không ai muốn, đặc biệt trong kinh doanh buôn bán. Nếu đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, không biết thoát ra bằng cách nào, hãy tham khảo những cách hữu hiệu dưới đây để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

1. Ghi lại tất cả những khoản nợ nần

Hãy lập danh sách, ghi lại tất cả những khoản mà bạn đang nợ nần. Điều này sẽ giúp bạn có 1 bức tranh chính xác về những số tiền đã chi tiêu, những khoản nợ nần… Nhìn thẳng vào sự thật khó khăn, bạn sẽ đặt ra mục tiêu trả hết nợ một cách rõ ràng hơn.

Việc đặt ra mục tiêu là rất quan trọng và nhớ rằng hãy bạn phải tự lên dây cót cho mình thật quyết liệt cho việc theo đuổi để hoàn thành mục tiêu. Có như vậy, bạn mới sớm thoát ra cảnh nợ nần.

2. Tìm ra khoản nợ cần xử lý trước

Theo kinh nghiệm khi nợ nần, bạn nên trả hết những khoản nợ lãi cao trước. Nó là nguyên nhân làm cho khoản nợ của bạn ngày càng khổng lồ hơn. Vậy hãy tập trung cho nó trước khi nó làm cho bạn kiệt sức.

Bạn sẽ tiết kiệm được thêm cho mình bằng cách tránh chi phí lãi suất từ chúng. Bạn cũng có thể gọi điện cho chủ nợ, ngân hàng và hỏi xem mình có được hưởng mức lãi suất thấp hơn không. Bạn có thể tiết kiệm được hàng đống tiền chỉ với việc giảm lãi suất đi vay xuống vài phần trăm.

3. Tìm kiếm động lực trả nợ

Khi lâm vào cảnh nợ nần, thông thường bạn sẽ chán nản, bi quan và nghĩ tiêu cực. Điều đó chỉ khiến bạn thành con nợ không bao giờ thoát ra được.

Bạn có thể nghĩ đến gia đình, các mục tiêu trong cuộc sống. Những câu nói ý nghĩa về cuộc sống, lập nghiệp cũng có thể trở thành động lực. Nếu đó là mục tiêu sống (xe hơi, mua nhà, cuộc sống tốt hơn…), hãy viết chúng ra và để ở nơi bạn có thể thấy mỗi ngày. Điều này sẽ khiến bạn thêm động lực, quyết tâm để vực dậy trong gian khó.

4. Cải thiện thu nhập, kiếm thêm thu nhập

Hơn lúc nào hết, đây là lúc bạn phải kiếm thêm nhiều tiền, từ bất cứ nguồn nào có thể để kiếm thêm thu nhập. Những khoản kiếm thêm là những khoản để dùng để trả nợ, hãy tích cực tìm kiếm những cơ hội để tăng thu nhập và nắm bắt lấy chúng.

Bạn hoàn toàn có thể tìm trên mạng internet những công việc có thể làm thoải mái tại nhà riêng. Đó có thể là viết bài, dịch thuật, thiết kế. Hay những công việc làm thêm tay chân, phục vụ, những công việc mà có thể trước khi bạn không muốn làm nhưng giờ bạn phải “lăn xả”, phải chấp nhận để tăng thêm thu nhập.

Bạn cũng có thể nhờ các mối quan hệ cá nhân để tìm thêm việc, kiếm thêm tiền…

Để thanh toán hết nợ nần, bạn cần phải kiên nhẫn
Để thanh toán hết nợ nần, bạn cần phải kiên nhẫn

5. Hạn chế chi tiêu, tiết kiệm tiền

Cố gắng tăng thu nhập nhưng đồng thời bạn cũng phải hạn chế chi tiêu, tiết kiệm tiền. Bạn buộc phải vạch ra rõ ràng mỗi tháng sẽ tiết kiệm bao nhiêu tiền để trả nợ, nếu được nên cố gắng tiết kiệm 50% thu nhập trở lên.

Để làm được điều này, bạn sẽ phải có kỷ luật thép và cố gắng mới có thể để dành được 50%. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo rằng mình có thể có đủ tài chính để trả nợ được.

Kỷ luật thép đi kèm với việc bạn phải chi tiêu tằn tiện, giảm tối thiểu các đồ dùng, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi. Ví dụ nếu đang ở nhà to, bạn có thể bán nhà mua nhà nhỏ hơn, bán xe hơi của bạn, chỉ mua những món thật cần thiết, không ăn ngoài, không bỏ tiền cho những trò giải trí, thực tế là có rất nhiều cơ hội để bạn có thể thư giãn mà không mất tiền, như đi dạo, đạp xe trong công viên…

Cố gắng tiết kiệm cho đến khi bạn có thể thanh toán hết các khoản nợ nần và bắt đầu lại vững chắc hơn.

6. Giảm căng thẳng, tránh stress

Tâm lý luôn là yếu tố đầu tiên mà bạn cần chú ý, tránh suy nghĩ tiêu cực, bi quan dẫn đến việc stress, trầm cảm… Bạn phải luôn giữ những thói quen tốt như tập thể dục thường xuyên, không sử dụng rượu, thuốc lá, giữ các chương trình tạo ra động lực cho cuộc sống như nghe nhạc, gặp gỡ, trao đổi với nhóm bạn cùng sở thích…

Hãy luôn ở bên những người thân yêu thay vì trốn tránh, xa rời họ vì nợ nần. Chính họ sẽ an ủi bạn, trở thành động lực để bạn không gục ngã.

7. Kiên nhẫn

Giải quyết nợ nần không thể một sớm một chiều mà phải có thời gian, bạn đừng nóng vội và mất bình tĩnh. Hãy kiên nhẫn, cố gắng duy trì để vượt qua giai đoạn khó khăn này và bạn sẽ sớm thanh toán được các khoản nợ của mình sớm thôi.

7 cách vượt qua khó khăn nợ nần hiệu quả trong kinh doanh
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here