Trong thời đại bùng nổ vô số các thương hiệu/ dịch vụ mới, việc giữ chân được khách hàng cũng như khiến cho mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu luôn bền chặt thì dưới đây là những cách bạn có thể tham khảo.
1. Cá nhân hóa khách hàng
Khi phục vụ bất cứ một vị khách nào, dù chỉ vài tiếng hay nhiều ngày thì tiêu chí quan trọng đầu tiên là hãy gọi khách hàng bằng tên của họ. Hãy nhớ tên của khách hàng ngay từ lần đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm sau đó.
Khi tiếp khách hàng hay giao tiếp qua điện thoại, mọi nhân viên luôn luôn phải biết rằng họ đang nói chuyện với ai và phải phát âm đúng tên của khách hàng thay vì gọi bằng những từ “anh, chị” một cách chung chung.
Sự cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng luôn cảm thấy mình quan trọng hơn, cảm thấy được chăm sóc và quan tâm hơn, từ đó luôn giúp thương hiệu tăng sự gắn kết hơn với tâm trí và với cảm xúc của họ.
2. Tạo sự kết nối đầu tiên
Đây là điều khá quan trọng bởi ấn tượng đầu tiên của khách hàng với thương hiệu sẽ quyết định họ có gắn bó với sản phẩm của bạn hay không. Do đó, hãy tạo thiện cảm cho khách hàng ngay từ những giây phút đầu tiên họ đến với bạn.
3. Ủng hộ và chia sẻ với khách hàng
Một nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc khách hàng là không bao giờ “nói” với khách hàng cùng một câu chuyện như nhau. Hãy chuẩn bị những kinh nghiệm, những trải nghiệm, những kiến thức khác nhau theo từng chủ đề cụ thể để mỗi khách hàng khác nhau, bạn sẽ có câu chuyện phù hợp với tầng lớp, công việc, sở thích, đam mê của mỗi người.
Điều này khiến khách hàng như bước vào một ngôi nhà gần gũi với những người có cùng sở thích và đam mê, sẵn sàng nghe họ chia sẻ hàng giờ liền mà không bao giờ bị chán.
4. Đem đến cho khách hàng những điều bất ngờ
Bạn nên chú trọng tới yếu tố bất ngờ sẽ thấy tác dụng của nó thay vì những chương trình quà tặng có lộ trình và thông báo trước. Đem lại cho khách hàng một món quà hay một sự trải nghiệm ngạc nhiên thú vị sẽ tạo ra sự gắn bó giữa doanh nghiệp và khách hàng cao hơn.
Bạn có thể lựa chọn ra những khách hàng tích cực và nhiệt tình nhất với thương hiệu của mình để tặng món quà bất ngờ hoặc giảm giá sâu hơn… Nếu bạn là một doanh nghiệp có quy mô lớn với tiềm lực mạnh, bạn có thể tiến thêm một bước lớn hơn là xác định những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong số những khách hàng của mình và mời họ tới tham quan doanh nghiệp.
5. Minh bạch và đáng tin cậy
Minh bạch trong cung cấp thông tin là một trong những yếu tố tiên quyết khi xây dựng niềm tin và sự trung thành khách hàng. Hãy luôn chứng tỏ sự đáng tin cậy của mình.
Khách hàng sẽ chỉ tương tác với thương hiệu hay nội dung được chia sẻ từ doanh nghiệp khi họ thực sự tin.

6. Khuyến khích khách hàng đưa ra phản hồi về sản phẩm, dịch vụ
Hãy khích lệ khách hàng đưa ra những nhận xét khách quan nhất cho dù là tích cực hay tiêu cực. Sau đó, tận dụng những chia sẻ của khách hàng để bạn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể.
7. Nhận trách nhiệm
Khi có sai sót, hãy nhận toàn bộ trách nhiệm bằng việc phát hiện vấn đề, xin lỗi khách hàng vì sự gián đoạn cũng như tìm giải pháp để giải quyết vấn đề sớm nhất có thể.
Khách hàng sẽ ở lại với doanh nghiệp của bạn nếu như thắc mắc, phàn nàn của họ được lắng nghe và giải quyết thấu đáo.
8. Tri ân khách hàng
Khách hàng trung thành chính là người đóng vai trò quan trọng nhất đối với thành công của doanh nghiệp. Do đó, hãy trân trọng vì họ đã chọn bạn và trung thành với bạn nhiều năm qua mà không phải đối thủ nào khác. Hãy dành nhiều ưu đãi, giảm giá và nhiều chương trình hấp dẫn cho các khách hàng quen để bày tỏ tri ân khách hàng.
9. Củng cố lòng tin của nhân viên mỗi ngày
Nhân viên ở doanh nghiệp của bạn nên có các cuộc họp ngắn mỗi ngày để từng bộ phận có thể xem xét và đánh giá lại công việc họ đã thực hiện, công nhận các thành tích xuất sắc, cũng như nhắc nhở nhân viên về những giá trị, những tiêu chí mà họ luôn muốn mang đến cho khách hàng…
Nếu đội ngũ nhân sự không thấm nhuần tư tưởng được đề ra, thì dù chính sách có chi tiết, có hoàn hảo, có tốt đến thế nào, cũng không thể tạo được sự gắn kết bền chặt giữa khách hàng với thương hiệu, với doanh nghiệp.
[…] thì xuất hiện nhiều khó khăn do chọn sai hướng phát triển. Thay vì tập trung xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thì nhóm bạn trẻ ồ ạt mở rộng mạng […]