9 kiểu xung đột phổ biến giữa những nhà sáng lập startup

0
1063

Theo nghiên cứu, 62% các startup thất bại vì những cuộc xung đột giữa các nhà đồng sáng lập. Những người có cá tính khác nhau, trình độ, tham vọng khác nhau khi làm cùng một chỗ, dưới áp lực tài chính nặng nề và nỗi sợ hãi thất bại liên tục ám ảnh thì tất nhiên xung đột sẽ xảy ra.

Dưới đây là những hình thức xung đột thường gặp giữa những nhà đồng sáng lập startup.

1. Ý tưởng của tôi tốt hơn!

Chúng ta chẳng thể đo đếm giá trị của một ý tưởng, chỉ có cách triển khai chúng mới đáng để so sánh. Hãy ngừng ngay việc cãi nhau vớ vẩn và thử triển khai một ý tưởng “tồi” để thấy rằng mình đang làm tốt hay không.

2. Ai quyết định cái gì?

Hãy chia đều trách nhiệm với nhau. Tôn trọng ý kiến người đồng sự của mình trong những sự vụ liên quan đến startup là bí quyết để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững. Nếu không thì chỉ câu hỏi “Ai quyết cái gì?” sẽ giết chết startup trước khi bạn kịp nhận ra.

3. Tôi làm việc chăm chỉ hơn bạn

Trừ khi có bằng chứng cụ thể rằng đồng sự của bạn “lười” hơn bạn, hãy giữ bình tĩnh. Rất khó để đo lường chính xác công việc của mỗi người trong startup. Có thể tuần này ngừơi phụ trách kinh doanh không ký được hợp đồng nào nhưng tuần tới họ có thể đem về một khách hàng rất lớn thì sao?

4. Một là anh đi, hai là tôi đi!

Đây là loại xung đột tồi tệ nhất. Điều tồi tệ không chỉ là việc một trong số các bạn sẽ phải đi mà là việc các bạn đã cãi nhau một thời gian dài trước khi mọi thứ đi đến kết luận “xấu xí” này. Nếu bạn quan tâm đến sự tồn tại của startup, hãy giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.

5. Trời ơi, chúng ta sẽ thất bại…

Hầu như mỗi ngày mới đến đều có thể là ngày “tử” của startup. Thất bại luôn luôn tồn tại trong tâm trí mọi người. Vậy thì tại sao phải nhắc về nó chứ? Nếu có nhà đồng sáng lập nào lải nhải về thất bại, hãy ngăn họ lại. Nhiệt huyết là tài sản lớn nhất của startup.

6. Ai nhận được cái gì

Bản thỏa thuận vốn chủ sở hữu sẽ giải quyết rất nhiều xung đột về việc phân chia cổ phần. Trong giai đoạn đầu hãy chia cổ phần một cách công bằng và hợp lý để tránh phát sinh mâu thuẫn về sau.

7. Ai dọn dẹp văn phòng?

Ngay từ những chuyện vô cùng nhỏ nhặt cũng có thể là nguyên nhân khởi đầu của bất mãn. Hãy nhớ rằng trong statup không có công việc của ai là quan trọng hơn ai, nếu như không đủ khả năng để thuê người làm những chuyện lặt vặt thì nên có sự phân chia san sẻ công việc với nhau.

8. Chúng ta cần hoạch định chiến lược kỹ càng hơn

“Chín lần trong mười lần hoạch định chiến lược chỉ là một hình thức trì hoãn” – Paul Graham.

Hãy nhớ rằng: Thà làm điều gì đó sai còn hơn không làm gì cả!

9. Tôi tan sở lúc 5 pm

Ai cũng có đời tư và những mối quan tâm riêng, thay vì đòi hỏi mọi người phải thông cảm cho vấn đề của mình, hãy để các đồng sự thấy được tâm huyết và sự ưu tiên tối đa dành cho công việc.

9 kiểu xung đột phổ biến giữa những nhà sáng lập startup
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here