Bất đồng, mâu thuẫn giữa những người đồng sáng lập startup là chuyện rất thường gặp. Trong bất cứ hình thức hợp tác nào, sự bất đồng là không thể tránh khỏi, thậm chí bất đồng còn có ích. Nhưng với các doanh nghiệp startup thì mâu thuẫn không thể kiểm soát sẽ rất dễ dẫn đến thất bại.
Để tránh đi vào lối mòn đổ vỡ này, dưới đây là những cách để bạn có thể kiểm soát tốt hơn, thậm chí có thể tránh được những cuộc tranh cãi lớn giữa những người đồng sáng lập công ty.
1. Kiểm soát cái tôi
Đây là điều cực kỳ quan trọng. Ai cũng có cái tôi cũng như sự tự tin và tài năng riêng. Tuy nhiên nếu cứ giữ cái Tôi đó trong quá trình làm việc, vỗ ngực mình giỏi, “dìm” người khác xuống, lúc nào cũng hiếu thắng, muốn chiến thắng trong các cuộc tranh cãi thì 1 tập thể sẽ tan vỡ.
Cũng giống như nhiều mối quan hệ khác, trong việc thành lập công ty startup bạn cũng phải kìm cái Tôi lại để dung hòa với nhau.
Cách tốt nhất là thống nhất với nhau, thỏa thuận giữa việc công ty và việc riêng thì luôn đặt việc công ty lên cao nhất, từ bỏ cái Tôi của mình để tập trung vào sứ mệnh của công ty. Khi xảy ra xung đột, hãy nghĩ điều gì tốt nhất cho công ty và cùng nhau tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho tất cả mọi người.
2. Đừng “lấn sân” nhau
Khi các sáng lập viên cùng giỏi những việc giống nhau thì mâu thuẫn có thể xảy ra khi cần quyết định việc phân chia nhiệm vụ.
Do đó, ngay từ đầu hãy phân việc rõ ràng, mỗi người phụ trách 1 mảng khác nhau để tránh “lấn sân” nhau, giải quyết chồng chéo công việc của người khác. Việc này sẽ khiến xung đột gay gắt hơn, nhất là khi ai cũng cho rằng mình làm tốt hơn.
3. Không “đổ thừa”
Đã cùng nhau cùng chèo lái 1 con thuyền thì những người đồng sáng lập startup đều phải hiểu một khi đã có quyết định chung, cả hai bên phải chấp nhận cả thành công và thất bại của quyết định và không có chuyện đổ thừa cho nhau.
Ngay từ đầu hãy rành mạch rõ ràng, công việc là cùng nhau, của chung, phải cố gắng hiểu nhau tốt hơn và cùng giải quyết các bất đồng, không để xảy ra việc đứng về “phe này”, “phe kia”, đổ lỗi cho nhau… Tình hình sẽ ngày càng xấu hơn.
4. Trò chuyện với “người ngoài hiểu chuyện”
Khi nội bộ không thể tìm được tiếng nói chung vì xung đột quá lớn, hãy tìm một bên thứ ba công bình để giúp hòa giải, cho lời khuyên có thể là điều có ích cho quan hệ hợp tác.
Nếu rơi vào tình cảnh này, startup nên trò chuyện với những người có nhiều kinh nghiệm hơn, trò chuyện với những nhà sáng lập khác, những người cũng từng trong hoàn cảnh giống như bạn… Họ sẽ khách quan hơn và giúp nội bộ nhìn nhận đúng đắn hơn về vấn đề cũng như tìm cách giải quyết tốt nhất có thể.
5. Trao đổi thẳng thắn với nhau
Rất nhiều nhà sáng lập khi bất đồng, mâu thuẫn đã kìm nén cảm xúc và sự giận dữ thay vì nên chủ động đối thoại thẳng thắn. Khi cảm xúc tiêu cực tích tụ, chúng sẽ được bộc lộ ra ngoài và biến một cuộc thảo luận thành tranh cãi nóng nảy.
Vì vậy, thay vì nói sau lưng nhau, đổ lỗi nhau lung tung, hãy trao đổi thẳng thắn với nhau, nhìn nhận lại sự việc và tìm ra nguyên nhân, cùng nhau giải quyết thay vì lẩn tránh nhau.
Mâu thuẫn giữa những nhà sáng lập startup là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu được kiểm soát tốt, nó chắc chắn có thể giúp cho mối quan hệ hợp tác trở nên bền vững hơn. Trải qua những khó khăn, bất đồng, giải quyết được, các bạn sẽ trở nên thân thiết hơn, hiểu nhau hơn và có thể vượt qua được những khó khăn căng thẳng hơn ở phía trước.
[…] Như Quỳnh, sinh năm 1986, người sáng lập – Giám đốc Công ty Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Lửa Việt (Lửa Việt […]
[…] Như Quỳnh, sinh năm 1986, người sáng lập – Giám đốc Công ty Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Lửa Việt (Lửa Việt […]
[…] bất đồng quan điểm giữa các thành viên sáng lập là điều luôn có thể xảy ra. Tuy nhiên, hãy cố gắng tạo mối đoàn kết, chia […]
[…] nếu chưa hình thành pháp nhân thì thỏa thuận giữa các sáng lập viên cần làm thế nào cho hợp pháp và có tính ràng buộc nhau? Đây là thỏa thuận […]