Những vấn đề pháp lý thường gặp của startups

0
1182

Rất nhiều startups không quan tâm đến các vấn đề pháp lý nên xảy ra những rắc rối không đáng có trong quá trình hoạt động.

Dưới đây là bài viết trích trong Sách “Pháp Lý Trong Kinh Doanh – Nắm luật chơi để chiến thắng trên thương trường tại Việt Nam” của Luật sư Nguyễn Văn Lộc (đăng trong Group Quản Trị và Khởi nghiệp) rất đáng tham khảo.

1. Thỏa thuận sáng lập viên

Startup nếu chưa hình thành pháp nhân thì thỏa thuận giữa các sáng lập viên cần làm thế nào cho hợp pháp và có tính ràng buộc nhau? Đây là thỏa thuận dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 do các bên tự thiết lập và tự chịu trách nhiệm.

2. Các chấp thuận cần thiết

Hình thái pháp lý của Startup là gì, có cần xin chấp thuận của cơ quan chức năng hay không? Sản phẩm, dịch vụ mà Startup cung cấp có bị cấm hay hạn chế kinh doanh hay không? Đó là một số câu hỏi mà các sáng lập viên cần lưu ý và sau này cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư nếu Startup huy động vốn.

3. Tài sản trí tuệ

Startup thường mang tính đổi mới sáng tạo. Các Startup thành công hiện nay đa phần trong lĩnh vực công nghệ hoặc có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khi đó tài sản trí tuệ là một tài sản quan trọng, ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư định giá Startup tại thời điểm rót vốn.

4. Tiếp nhận vốn đầu tư

Đầu tư vào Startup là đầu tư mạo hiểm. Về pháp lý, nhà đầu tư sẽ quan tâm chủ yếu đến việc hình thái pháp lý là gì, hoạt động của Startup có hợp pháp hay không. Ở chiều ngược lại, Startup cũng cần biết về quyền sở hữu, nghĩa vụ thuế và các cam kết đã ký khi tiếp nhận vốn.

5. Trách nhiệm cá nhân

Sáng lập viên Startup thường là cá nhân, do đó, các thỏa thuận, nghĩa vụ thuế từ hoạt động kinh doanh thu lợi trên thực tế gắn liền với cá nhân. Ngoài doanh nghiệp, cá nhân hoặc nhóm cá nhân cần biết – hiểu – kiểm soát các rủi ro pháp lý khi khởi nghiệp.

Những vấn đề pháp lý thường gặp của startups
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here