Kinh nghiệm “CHO NỢ” để tránh gặp rủi ro

0
1036

Có một bạn trẻ hỏi về “CHO NỢ”, thấy câu hỏi hay và cũng xin chia sẻ kinh nghiệm quá khứ của mình.

Dưới đây là những trả lời (trên quan điểm cá nhân và kinh nghiệm quá khứ của bản thân).

1) Để đánh giá đại lý để cho nợ:

Trả lời:

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải làm rõ, nói rõ về việc thượng tôn pháp luật, nghĩa là mọi việc đều tuân thủ pháp luật và làm theo luật.

Thứ hai, để đánh giá về một đại lý – điều này cũng không hẳn là tuyệt đối đúng trọng mọi hoàn cảnh;

a) Đại lý đã có lịch sử giao dịch có thâm niên với mình, thanh toán luôn đúng hạn; Ở đây chỉ đề cập 2 vấn đề đó, vì thực tế có thể khác, đơn cử như: họ trả nợ đúng hạn nhưng không đủ số tiền – điều này có thể do thoả thuận ban đầu không giới hạn tuổi nợ và hạn mức công nợ hoặc phương thức thanh toán là dứt lô hay gối đầu công nợ.

b) Nhân viên của đại lý có luôn được trả lương đúng hạn hay không? Điều này thể hiện họ là người kinh doanh biết trọng tình và tiền cũng như uy tín của họ. Đồng nghĩa là công việc của họ rất suôn sẻ, nguồn khách hàng của họ đạt độ trung thành cao nên dòng tiền về đều.

c) Họ có đầu tư ngoài ngành hay không? Như là chứng khoán, BĐS,…

d) Nếu có điều kiện thì kiểm tra CIC của họ xem xem mức độ vay mượn nguồn vốn với ngân hàng của họ như thế nào?

e) Điều tra nhà ở của họ và những thân nhân của họ xem có vướng mắc gì về tiền bạc với xã hội hay không? Hoặc họ có kinh doanh gì hay không? Hoặc công việc của họ có đem lại nguồn thu ổn định hay không?

2) Có cần phải có thủ tục hay hồ sơ gì để đảm bảo không ? Hay là đánh giá các đại lý xong nếu được thì cho nợ tín chấp ?

Trả lời:

a. Thủ tục, như đã nói ở trên, cần vận dụng tối đa các yếu tố luật pháp để ràng buộc. Cụ thể ở đây là ký hợp đồng nguyên tắc và yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng.

b. Đối với những trường hợp đại lý không có tài sản thế chấp để làm bảo lãnh, và nếu họ thực sư là một đại lý tốt thì hạn mức công nợ, tuổi nợ để ở mức thấp và tăng dần nếu các điều kiện họ đáp ứng được. Tuy nhiên, không có bảo lãnh thì công nợ không nên để quá cao (Cty cũ mình toàn để < 100M hoặc 50M).

Đây là tín chấp, trong luật dân sự, hình sự, … cũng quy định thế nào là lừa đảo? thế nào là rủi ro trong kinh doanh? Cần nghiên cứu kĩ và vận dụng nó vào bản hợp đồng nguyên tắc.

3) Nếu như gặp rủi ro khách hàng không trả nợ thì phải xử lý như thế nào ?

Trả lời:

a. Thông thường khi có vấn đề về tiền bạc thì dấu hiệu nó có những biểu hiện như:

i. Lấy hàng thất thường; Đột nhiên lấy môt lô hàng lớn
ii. Thanh toán thất thường, không đúng hạn;
iii. Không nghe điên thoại, hoặc nghe nhưng hứa lung tung, hoặc khoe các dự án này nọ…

b. Xử lý:

i. Dừng cấp hàng công nợ, chỉ bán hàng thanh toán ngay, tất nhiên với thanh toán ngay thì chiết khấu thêm cho đại lý;
ii. Điều tra nguyên nhân thực hư
iii. Yêu cầu ngân hàng thanh toán – với trường hợp có hợp đồng nguyên tắc và có bảo lãnh của ngân hàng;
iv. Trường hơp khách hàng trung thực thì nên giúp đỡ họ tháo gỡ, như là: bán hộ họ hàng tồn kho trong kho của họ, xuất thằng hàng cho khách của đại lý, thu tiền và trả đại lý hoa hồng theo giá và điều kiện thanh toán ngay;

4) Thực tế còn nhiều vấn đề và phương án khác có thể hay hơn. Vậy nên tuỳ vào hoàn cảnh, bối cảnh mình cần có sự linh hoạt để giữ được đại lý. Còn đại lý chuối quá thì nên dẹp.

5) Đại lý đẹp quá thì cũng không nên cho nợ.

Bài viết của anh Nguyễn Bá Anh đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.

Kinh nghiệm “CHO NỢ” để tránh gặp rủi ro
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here