Chế tác đồ thủ công: Cơ hội khởi nghiệp tiềm năng

0
1538

Những năm gần đây, thị trường chế tác và kinh doanh đồ thủ công ngày càng sôi động. Xu hướng chọn vật dụng và trang trí nhà cửa bằng đồ handmade lan rộng đã mang đến cơ hội cho nhiều người trẻ thích sáng tạo.

Nhờ sự phát triển của các phương tiện bán hàng online, nhiều người dù bắt đầu từ số vốn khiêm tốn nhưng vẫn nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu.

Handyman – một thương hiệu sản phẩm trang trí nhà cửa mới xuất hiện từ tháng 7/2015 đã trở thành đối tác của hàng chục quán cà phê nổi tiếng của Hà Nội.

Sản phẩm của Handyman
Sản phẩm của Handyman

Đoàn Mạnh – người xây dựng Handyman này chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã trải qua nhiều nghề khác nhau như bồi bàn, bán quần áo, marketing, bất động sản… Khởi đầu với số vốn 50 triệu và sở thích tự làm ra những món đồ nhỏ bằng gỗ như muỗng, thớt, vỏ chai rượu, rồi tới bàn, ghế… đến nay, ngoài cung cấp vật dụng cho các quán cà phê, Handyman đã tiến đến nhận đơn đặt hàng thiết kế nội thất – không gian cho nhiều quán.

Triangle Concept tại TP.HCM gây ấn tượng với cộng đồng làm đồ handmade khi chọn nguyên liệu chính là xi măng.

Đồ thủ công ở Triangle Concept
Đồ thủ công ở Triangle Concept

Với sự yêu thích phong cách tối giản, 2 cô gái trẻ Lê Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thị Hương Thảo đã kiên trì tự mày mò gần 5 tháng trời để tìm được công thức pha xi măng lỏng sao cho đều tay và ổn định. Từ công thức này, thêm đôi bàn tay khéo léo cộng với óc sáng tạo, những chậu hoa nhỏ, mặt ghế, các đồ trang trí nhẹ với bề mặt mịn đã ra đời và nhanh chóng được đón nhận trên các kênh bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh kinh doanh, 2 cô gái còn có kế hoạch mở workshop để chia sẻ cảm hứng, kinh nghiệm làm đồ thủ công với người chung sở thích.

Take One: Hệ thống cửa hàng bán gối thủ công Take One được nhiều người biết đến của Trần Phương Huyền khởi nghiệp từ đống vải vụn với số vốn 1 triệu đồng.

Takeone là thương hiệu được nhiều bạn trẻ ưa thích
Takeone là thương hiệu được nhiều bạn trẻ ưa thích

Đồng Nát Décor (Hoàng Cầu, Hà Nội) của anh Trần Vũ Hải vốn là người làm việc trong lĩnh vực kiến trúc, khi nhận thấy xu thế thích các sản phẩm tái chế có cá tính riêng của khách hàng đã nảy ra ý tưởng thu mua một số đồ “đồng nát” để tạo thành các sản phẩm mới. Tại đây, nhiều vỏ chai rượu được làm thành chóa đèn, lọ cắm hoa rất đẹp, những chiếc phích cũ cũng được làm thành đèn ngủ độc đáo…

Đồng Nát Décor
Đồng Nát Décor

Có thể thấy, gần đây, xu hướng Upcycling – tái chế một đồ vật cũ thành sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Khởi nghiệp ở lĩnh vực này đòi hỏi vốn ít, quay vòng vốn nhanh, có thể bán dễ dàng trên các kênh online… Chính vì điều này mà thị trường kinh doanh đồ handmade ngày càng sôi động, đặc biệt là trong giới trẻ và mở ra cơ hội làm giàu đầy tiềm năng cho không ít bạn trẻ đủ đam mê và kiên trì.

Chế tác đồ thủ công: Cơ hội khởi nghiệp tiềm năng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here