Chiều ngày 21/2, TAND Tối cao TP HCM tiếp tục xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Bà Hoàng Lê Diệp Thảo tại phiên tòa chiều 21/1. (Ảnh: Minh Anh). |
Luật sư bà Thảo: 51% là tỉ lệ hợp lí để ông Vũ không thể gây khó khăn, vô hiệu hóa bà Thảo
Tiếp tục vấn đề phân chia tài sản hiện vật, nguyên đơn là bà Thảo không đồng ý với tỉ lệ phân chia 70% và 30% như bên bị đơn (ông Vũ) yêu cầu.
Luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền lợi cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cho rằng tỉ lệ đó là vô chừng, thiếu căn cứ về mặt pháp lý.
Theo đó, yêu cầu của nguyên đơn là chia 51% cổ phân của Tập đoàn Trung Nguyên cho bà Thảo, 15% trong Công ty cà phê hòa tan và căn nhà trên đường Tú Xương.
Căn cứ luật sư đưa ra là theo tập quán Việt Nam, chi phí nuôi dưỡng lo ăn học cho các con lâu dài, cách chia cổ phần họp lí, người con lớn 20 tuổi có thể ngay lập tức với tư cách cổ đông, phù hợp với tình cảm và đạo lí.
Về vai trò chức vụ tại Tập đoàn Trung Nguyên của bà Thảo, theo luật sư cách trình bày của ông Vũ là trao quyền hạn cho bà Thảo là không đúng, do ba là người đồng sở hữu chứ không phải nhân viên.
51% là tỉ lệ hợp lí để ông Vũ không thể gây khó khăn, vô hiệu hóa bà Thảo như đã làm trong thời gian qua, luật sư lập luận.
“Ông Vũ không có cơ sở cướp đoạt quyền đồng sở hữu khi yêu cầu chia tiền mặt cho bà Thảo để bà không sở hữu Trung Nguyên”, lời luật sư.
Trước đó, ông Vũ cho rằng mình là “linh hồn” của Trung Nguyên nên yêu câu chia tỉ lệ 7:3.
Luật sư nói về quyền được tạo lập cơ nghiệp cùng chồng con
Nói về việc ly hôn, luật sư của bà Thảo cho rằng, không có tư duy nào trong xã hội hiện nay cho phép đẩy phụ nữ xuống ở vị trí như thời phong kiến.
Luật sư bà Thảo: “Trong bản án của HĐXX, chỉ ra được khi phân định tỷ lệ tài sản đó, phải xác định được lỗi vi phạm nghĩa vụ quan hệ vợ chồng thuộc về ai, mức độ như thế nào.
Đây là nguyên tắc khoản 1, 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình có ghi. Cái này quá khó nhưng rất quan trọng.
Xin hãy bỏ qua tất cả lời điều tiếng. Hãy nhìn vào nguyên nhân vì sao cuộc hôn nhân này đổ vỡ và trong một xã hội hiện đại. Mọi người có thể chấp nhận được cái tư duy, tôi không nói cụ thể ai, là chồng ra chồng, vợ ra vợ, nhưng hãy về làm phận làm vợ, nuôi dưỡng con, kính cẩn cha mẹ chồng mà tước đi quyền của người phụ nữ, không chỉ quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, mà còn quyền được tạo lập cơ nghiệp cùng với chồng con, xây dựng vun đắp tương lai vợ chồng.
Không có tư duy nào trong xã hội hiện nay cho phép đẩy phụ nữ xuống ở vị trí như thời phong kiến”.
Ông Vũ: “Nhìn lại 20 năm tôi đâu có quản lý tài sản gì…”
Sau phần trình bày của các luật sư, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói: “Tôi chưa bao giờ đẩy các con đi đâu, chỉ yêu cầu bình yên cho chúng nó, chưa bao giờ muốn phân chia cổ tức, cổ phần.
Việc đặt tên các con cũng là tâm huyết xây dựng Trung Nguyên. Sống vợ chồng phải sống bằng lòng”. Ông Vũ nói rằng muốn bà Thảo lùi về phía sau, chăm lo cho gia đình, điều khiển từ xa.
“Người vợ tôi dữ dằn chứ không phải như luật sư nói”.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên tòa ly hôn chiều 21/2. (Ảnh: Minh Anh) |
Ông Vũ cho rằng bà Thảo không chỉ làm tổn thương ông, gia đình ông mà còn tổn thương gia đình của bà Thảo.
“Tôi chưa bao giờ đẩy các con tôi đi đâu, tôn trọng sự bình yên cho tụi nó. Tôi có nói nếu không thì đưa cho tôi nuôi, đưa cho bà nội nuôi và cũng không cần chu cấp. Nhìn lại 20 năm tôi đâu có quản lý tài sản gì… Một người phụ nữ dữ tợn”, ông hướng về phía bà Thảo trình bày.
Sau đó, ông Vũ hỏi các luật sư đặt bản thân vào vị trí của ông thì có nói được những điều đang đẩy về phía ông hay không?
“Công luận thì dễ, vợ chồng sống bằng cái lòng. Chứ không phải mình nêu ra như cô. Cô đóng góp không ai phủ nhận nhưng nói Trung Nguyên là linh hồn của cô thì người ta cười cho”, lời ông Vũ.
Ông Vũ cho rằng, Trung Nguyên đến nay không có bà Thảo “cũng đâu có sao”, ông nói rằng không ai bắt vợ phải làm việc 16 tiếng như bà Thảo kể lể.
Ngay sau đó, bà Thảo đứng dậy phản đối, đề nghị ông Vũ không được tiếp tục xúc phạm bà.
“Hơn 20 năm bà đã dồn hết tâm huyết thanh xuân để cống hiến và lo hết cả gia đình của anh, bao nhiêu đó cũng đã đủ với con người này. Thật sự mà nói, quyết định ly hôn với người này là điều sáng suốt.
Anh nên dừng lại, chúng ta là những người trí thức, chúng ra cần cư xử cho đàng hoàng. Biết kiềm chế là điều rất cần thiết đối với người tri thức”, bà Thảo nói trước HĐXX.
Bà nhấn mạnh: “Có những điều trong suốt 20 qua, tôi không nói. Bởi vì tôi muốn gìn giữ hình ảnh anh trước xã hội và các con.
Bản thân tôi là người phụ nữ, tôi có quyền được sống, tôn trọng như một con người. Bất kỳ một điều gì tôi sai thì phải nói tôi sai cái gì, tôi không sai gì hết. Tại sao sĩ nhục tôi liên tục như vậy trong hai ngày qua? Tôi nghĩ đến đây anh Vũ nên chấp dứt, tôi không cho phép anh tiếp tục có những lời như vậy với tôi nữa”.
Ông Vũ tiếp lời: “Bất kể người nào, tôi đã nói tới mức độ hỏi người thân của cô tôi sống như thế nào đối với tất cả, người trong đến người ngoài và cả cô’.
Bà Thảo tiếp tục ngắt lời và cho biết trưa nay mẹ của bà rất tức giận về những lời ông Vũ nói xúc phạm tới mẹ bà, đòi đến tận tòa nhưng bà Thảo không cho.
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đồng ý li hôn
Ngay tại phiên tòa hôm nay, hai vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đồng ý li hôn, càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến các con và Trung Nguyên.
Vấn đề nuôi con, ông Vũ nguyện vọng nuôi 4 người con, không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng, ông không muốn các con bị tổn thương. Ông bày tỏ quan điểm: “Tôi tôn trọng ý kiến các con trong việc lựa chọn ở với ba hay mẹ”.
Nếu bà Thảo nuôi, ông đồng ý cấp dưỡng 10 tỉ đồng cho 4 con mỗi năm nhưng ông Vũ có 1 khẩn cầu tòa xem xét, nếu tòa giao con cho bà Thảo nuôi dưỡng, để đảm bảo quyền của ông sau li hôn, ông yêu cầu tòa ghi nhận cụ thể trong bản án, ông có quyền chăm nom các con đến thành niên, ông có quyền thăm nom, không ai được gây khó khăn, tạo điều cho gia đình bên nội được đón các con về nhà vào cuối tuần, để không thiếu sự chăm sóc của cha và bên nội. Không được ngăn cản, gây khó gia đình bên nội khi muốn đến thăm và đón con.
Về tài sản chung và bất động sản, theo luật sư của ông Vũ, hai bên đã nêu rất rõ, bất động sản rất nhiều nhưng có 13 cái mà hai bên đã thống nhất được (giấy tờ pháp lí rõ ràng, chủ động ra giá), ông Vũ đề nghị phần bất động sản của bà Thảo gồm các sổ đất, nhà: tổng giá trị nếu bà Thảo đồng ý nhận hơn 375 tỉ đồng, ông Vũ sở hữu giá trị 350 tỉ đồng. Ông Vũ đồng ý tài sản bất động sản 50%, phần chia trên đang nhiều hơn 25 tỉ đồng, bà Thảo phải thanh toán lại 12 tỉ đồng cho ông Vũ
Đối với vàng, ngoại tệ, tiền mặt VNĐ hơn 2.000 tỉ đồng, ông Vũ giữ nguyên quan điểm yêu cầu tòa xem xét chia tỷ lệ 7:3, cụ thể bà Thảo 630 tỉ, ông Vũ 1.472 tỉ đồng.
Riêng công ty Trung Nguyên Singapore (TNS) không thuộc phạm vi giải quyết, nên luật sư ông Vũ không có y kiến.
Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, ông Vũ yêu cầu đề nghị HĐXX chia 7:3,
Như vậy, giá trị tài sản ở các công ty + BĐS + khoảng tiền = 7.800 tỉ đồng.
Nguyên đơn đang giữ toàn bộ số tiền: 2.102 tỉ + hơn 12 tỉ ( phần chênh lệch BĐS), bị đơn thanh toán 211,9 tỉ đồng.
Như Huỳnh – Minh Anh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng