Trần Thanh Tú, một nhà lập trình game di động tay ngang, đã viết một trò chơi di động và được Facebook tài trợ gói công cụ hỗ trợ khoảng 40.000 USD, tương đương gần 1 tỷ đồng.
Shark Journey (Cá mập phiêu lưu ký – tựa game tiếng Việt) nói về một chú cá mập bị lạc đi tìm bầy. Chú cá phải vượt qua nhiều vùng biển khác nhau, đối mặt với nhiều thử thách trên đường trước khi tìm được bầy. Trong thế giới cá lớn nuốt cá bé, chú ta phải ăn những sinh vật nhỏ để tồn tại và lớn lên, đồng thời tránh bị nuốt vào bụng của những con cá lớn.
Đánh giá ứng dụng được viết ấn tượng, và có tiềm năng phát triển sau này, FbStart – một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Facebook – hôm cuối tháng 8 đã gửi thư xác nhận trò chơi lọt vào vòng hỗ trợ của chương trình này.
Nhà phát triển Trần Thanh Tú sẽ nhận được gói hỗ trợ tương đương 40.000USD, bao gồm các công cụ và dịch vụ từ Facebook và đối tác, như Amazon, UserTesting, App Annie, MailChimp. Các dịch vụ và công cụ này sẽ giúp Tú xây dựng, phát triển, và kiếm tiền từ sản phẩm của mình.
Đồng thời, như mọi cá nhân khác tham gia FbStart, tác giả game sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của Facebook trong quá trình phát triển ứng dụng.
Trần Thanh Tú sinh năm 1982, là dân lập trình web lâu năm. Tuy nhiên, làm lập trình web tương tự công việc của một công nhân may gia công, không có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng cá nhân, do đó, anh bỏ công việc kể từ năm 2011 và chỉ làm các công việc thời vụ cho đến nay.
Khi quyết định chuyển sang lập trình game, Tú cho biết giống như một thợ sửa ống nước chuyển qua… làm điện, vừa làm vừa tự nghiên cứu lập trình game trên nhiều nền tảng mobile (Android, iOS, BlackBerry, Windows Phone,…). Tuy khó khăn nhưng tự làm game di động có thể giúp anh tự mình phát triển các ý tưởng của mình.
Hiện nay, anh đang thất nghiệp ở nhà trông con nhỏ, ngày ngủ 3, 4 tiếng là thường. Mỗi ngày anh tranh thủ làm việc được 2 tiếng lúc con ngủ, thu nhập thất thường.
Vì là lập trình viên nên anh không chú trọng đến thiết kế giao diện người dùng, do đó lần đầu giới thiệu game bị chê tơi tả. Không nản chí, anh tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, trau chuốt đồ họa hơn, âm thanh sống động hơn.
Do tự mình làm, không có đồng đội hay nguồn tài chính nào khác, Tú đã gửi sản phẩm đến FbStart để tìm cơ hội.
Sau khoảng 3 tháng nộp hồ sơ, game Shark Journey của Tú được FbStart duyệt gói hỗ trợ trị giá 40.000USD, đây cũng là thời điểm game đã được chỉnh sửa để làm hài lòng người dùng nhất.
Nhờ sự tài trợ của Facebook, game Shark Journey mặc dù không đình đám như các tựa game khác nhưng cũng âm thầm được người dùng đón nhận trên toàn cầu đặc biệt là Thái Lan, Mỹ, Anh, Indonesia, Philippines và một số nước Trung Đông.
[…] thông tin Trần Thanh Tú, nhà lập trình game di động Shark Journey được Facebook tài trợ gói công cụ hỗ trợ khoảng 40.000 USD (gần 1 […]
[…] học sinh chuyên Toán-Tin Đại học Khoa học tự nhiên thích chơi game và muốn tự viết ra game của riêng mình từ khi còn rất nhỏ. Khi vào Đại học, Khôi chọn Học viện […]
[…] và các bản cập nhật mới nhất của HTML5. Nó cung cấp mã nguồn mở, vì vậy các lập trình viên có thể tùy ý sử dụng và nghịch ngợm với code HTML5 ở […]