Startup với ứng dụng giải quyết thực phẩm dư thừa

0
1255

Là con trai út trong gia đình có cha là tài xế taxi, mẹ là nội trợ, Tan Jun Yuan cố gắng tìm ra một thế mạnh nào đó để khởi sự kinh doanh.

Anh nhận ra sự đặc biệt trong món Bak Kut Teh (sườn heo nước sốt thảo mộc) của mẹ và quyết định mở một quán ăn tên “Yuan Bak Kut Teh” ở Toa Payoh – trung tâm Singapore vào 9/2013. Lợi nhuận mỗi tháng của quán ăn là 5.000 USD, một kết quả kinh doanh rất tốt.

Tuy nhiên, quán ăn gặp khó khăn vì không đủ nhân lực và cũng phải đóng cửa chỉ sau 6 tháng hoạt động. Cửa hàng của anh trả tiền nhân công là 7,5 đô Sing/giờ và sau đó tăng lên 9,5 đô nhưng chỉ có một vài người đến làm việc và biến mất không lâu sau đó. Một công nhân đã lấy trộm 300 đô vào ngày thứ 2 làm việc tại cửa hàng…

Trong suốt quá trình làm việc tại quán ăn, anh cảm nhận những vấn đề khó khăn mà ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) phải đối mặt, đó là việc giải quyết vấn đề thực phẩm dư thừa cuối ngày, lãng phí thực phẩm.

Và điều đó tạo cảm hứng cho anh khởi nghiệp với ứng dụng “11th Hour”. 11th Hour – Giờ thứ 11 vốn là một thành ngữ với ý nghĩa là giờ phút chót để làm một việc gì đó.

Bất chấp những thất bại trong kinh doanh trước đây, anh tìm một nhà tư vấn chiến lược và mày mò viết ứng dụng cho 11th Hour.

an Jun Yuan (trái) và Mr Lim Ting Hong đồng sáng lập 11th Hour
an Jun Yuan (trái) và Mr Lim Ting Hong đồng sáng lập 11th Hour

Yuan tạo ra ứng dụng này hướng đến những thương gia trong ngành F&B, để họ có thể chạy các khuyến mãi ngay tại cửa hàng mình mà không cần đến các outlet (trung tâm bán hàng giảm giá) và chờ đợi để bán các thực phẩm còn dư, chống lãng phí thực phẩm.

Bên cạnh sự thuận lợi cho các chủ cửa hàng, 11th Hour còn giúp người dùng nhìn thấy và theo dõi các khuyến mãi được cung cấp bởi các cửa hàng ở gần mình.

Giao diện ứng dụng 11th Hour
Giao diện ứng dụng 11th Hour

Sau khi ra mắt một tháng rưỡi, ứng dụng thu hút 200 doanh nhân và khoảng 7.000 người dùng đăng ký sử dụng, chạy khoảng 100 khuyến mãi mỗi ngày, và kiếm được 2.400 USD. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu có 500 doanh nghiệp tham gia vào tháng 6/2017.

Nhiều nhà phát triển ứng dụng muốn hướng đến mục tiêu rằng một tập đoàn triệu đô nào đó sẽ mua lại ứng dụng của mình. Thế nhưng Yuan lại không muốn như vậy.

“Bạn không thể chạy một doanh nghiệp với một tâm thế trước sau gì cũng sẽ bán chúng. Bạn không thể xây dựng một nền tảng đúng đắn với một tâm trí như vậy. Tôi muốn làm được một điều gì đó nghiêm túc, có thể thay đổi cuộc sống”, anh nói.

Startup với ứng dụng giải quyết thực phẩm dư thừa
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here