Hiện nay nhu cầu về quà tặng, những món đồ xinh xắn, ngộ nghĩnh dành tặng nhau rất lớn, vì vậy kinh doanh đồ lưu niệm cũng là một thị trường rất tiềm năng. Hầu như ai cũng có nhu cầu mua quà tặng, thể hiện tình cảm với người khác nên việc tìm kiếm, mua quà lưu niệm diễn ra quanh năm, mặt hàng này càng “hot” hơn khi vào các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm…
Mặt hàng quà lưu niệm thì rất đa dạng (gấu bông, đồ sành sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, khuyên tai, vòng, sổ, bút ……). Nếu đang ấp ủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm cho mình thì hãy tham khảo những bước cơ bản sau nhé.
- Tìm hiểu về đồ lưu niệm và cách gói quà nghệ thuật
Trước khi kinh doanh, bạn phải thật sự am hiểu về mặt hàng này. Bán hàng lưu niệm không chỉ là nhập hàng về và bán cho khách đơn thuần mà bạn còn phải tư vấn, gợi ý những mặt hàng phù hợp cho khách. Do đó bạn phải thật sự am hiểu về ý nghĩa của các món quà tặng, cách phối hợp màu sắc giữa các món quà cũng như cập nhật nhanh các xu hướng quà tặng mới nhất (nhân vật hoạt hình, game, phim mới nhất…) để thu hút khách hơn.
Bạn có thể tìm kiếm những ý nghĩa cũng như các xu hướng nhanh nhất qua các diễn đàn, các trang web, qua các lớp học kỹ năng hoặc qua người đã có kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng này nếu quen biết…
Bán đồ lưu niệm đòi hỏi bạn phải là người yêu thích thế giới quà lưu niệm, có khiếu thẩm mỹ, tinh tế cũng như có duyên để tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra bạn cũng cần phải khéo tay trong việc gói quà nghệ thuật, lựa chọn hộp đựng quà, giấy bọc cũng như hoa nơ… đi kèm sao cho món quà thật dễ thương.
Bạn phải luôn trau dồi, tìm hiểu các loại gói quà mới để thu hút khách cũng như tìm hiểu xu hướng thị trường, sở thích của nam, nữ, các độ tuổi khác nhau… để có những tư vấn thiết thực, ý nghĩa và phù hợp nhất cho khách hàng. Nhờ thế khách hàng mới tìm đến và quay lại với bạn nhiều hơn.
2. Đánh giá thị trường, xác định đối tượng chính
Một công việc không thể thiếu đó là bạn phải xem xét, đánh giá thị trường và xác định rõ đối tượng khách hàng để lựa chọn địa điểm và mặt hàng kinh doanh cho phù hợp.
Hãy xem xung quanh khu vực bạn định kinh doanh có cửa hàng lưu niệm nào chưa? Họ kinh doanh mặt hàng nào là thế mạnh chủ yếu? Giá cả, trang trí cửa hàng, cung cách bán hàng ra sao… Thêm nữa bạn cũng phải nghiên cứu xem khu vực đó có đông dân cư hay không, mức sống cao hay thấp, nhu cầu mua bán đồ lưu niệm có khả quan không, có chỗ để xe cho khách hay không…
Việc xác định khách hàng tiềm năng cũng khá quan trọng. Nếu bạn lựa chọn phân khúc hàng cao cấp, mang tính đặc trưng, có tính chất kỉ niệm như: tranh sơn mài, gốm sứ, lụa,… dành cho khách du lịch thì nên chọn địa điểm gần khu du lịch, phố đi bộ, những nơi nhiều khách hàng du lịch đi qua. Nếu bạn chọn phân khúc hàng bình dân, những sản phẩm nhỏ xinh, giá cả bình dân, phù hợp với tuổi teen độc đáo, cá tính thì nên chọn địa điểm gần các trường học, ký túc xá là tốt nhất. Nếu bạn lựa chọn hàng lưu niệm trung bình dành cho khách hàng công sở có thu nhập thì nên chọn địa điểm gần các khu văn phòng…
Tùy từng đối tượng bạn sẽ lựa chọn được địa điểm “đắc địa” cho mình. Mặt bằng không cần quá rộng, chỉ cần nhỏ xinh nhưng bắt mắt, hấp dẫn, diện tích từ 30m2 trở lên.
3. Chuẩn bị vốn
Vốn để kinh doanh cửa hàng đồ lưu niệm thường từ 50 – 100 triệu đồng, dùng để chi cho các khoản: chi phí thuê cửa hàng, hàng hóa, tiền dự trù kinh doanh mấy tháng đầu tiên, quầy, tủ kệ, đèn trang trí và máy lạnh (nếu có thể)…
4. Tìm nguồn hàng
Nguồn hàng đồ lưu niệm rất nhiều, không quá khó để bạn có nguồn lấy hàng. Ở Hà nội bạn có thể ra Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Mã, Hàng rươi. Xa hơn nữa là Móng Cái, gốm Bát Tràng… Ở phía Nam bạn có thể đến Chợ Bình Tây, Chợ Kim Biên, Chợ Bến Thành, đồ gốm Bình Dương, tranh sơn mài tại Bình Dương, các cơ sở sản xuất quà lưu niệm như Vietgift, gốm sứ Thiên Long, Chợ Lớn… Hoặc bạn có thể sang Trung Quốc, Thái Lan nhập hàng, sức cạnh tranh khá tốt vì nhiều mẫu mã độc lạ, cuốn hút.
Do xuất phát từ đặc thù riêng, các mẫu mã đồ lưu niệm luôn thay đổi, update từng ngày và theo các xu hướng, trào lưu mới… nên bạn chỉ nên nhập mỗi loại vừa phải để tránh bị tồn kho và khi có hàng mới có thể nhập tiếp liên tục.
Nếu có thể bạn nên nhập hàng handmade hoặc hàng độc lạ để tạo dấu ấn riêng cho cửa hàng của bạn. Khi khách muốn tìm những mặt hàng lưu niệm kiểu độc lạ, tự làm thì sẽ nhớ đến cửa hàng của bạn. Một số cửa hàng còn có dịch vụ in hình lên cốc, lên đồ dùng khác, in tên, khắc tên lên các sản phẩm nếu bạn muốn… sẽ hút khách hơn rất nhiều so với việc chỉ bán đơn thuần.
5. Trang trí, sắp xếp cửa hàng
Để thu hút khách hàng, ngoài hàng nhập về đẹp, bạn phải trang trí, show hàng ra cho khách thấy 1 cách cuốn hút, để làm sao cho ai đi qua cửa hàng cũng phải ghé vào xem và mua.
Để làm được điều đó bạn có thể sơn tường, các kệ bày hàng, tủ kính, biển hiệu cùng 1 màu để tạo dấu ấn, trang trí các hình ngộ nghĩnh dễ thương, lắp đèn lung linh, sắp xếp hàng lên kệ đa dạng, phong phú, có thể sáng tạo với những cách treo hàng lên, để nghiêng, để dọc… vui mắt. Việc trang trí cửa hàng đẹp sẽ khiến khách hàng muốn vào xem cửa hàng của bạn, đó là thành công ngay từ bước đầu rồi đó.
Khi đến các dịp lễ tết, giáng sinh, valentine… bạn cũng nên trang trí chủ đạo theo ngày lễ để thu hút khách hàng hơn.
[…] người bạn tốt mà sau này anh không bao giờ quên. Anh kể: “Tôi tìm đến một cửa hàng tóc trên phố Đê La Thành để xin học nghề. Tuy nhiên học phí lúc ấy là 5 […]