FinTech tạm dịch là Công nghệ tài chính, hiểu một cách nôm na là ngành kinh doanh tài chính (thanh toán, cho vay…) áp dụng công nghệ. Có rất nhiều mô hình kinh doanh dùng Fintech. Ngành này đang là xu hướng rất hot, thu hút lượng vốn đầu tư lớn và là cơ hội cho nhiều startup fintech.
Starup “kỳ lân” là chỉ những công ty công nghệ trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Dưới đây là danh sách 27 kỳ lân ngành fintech được tổng hợp bởi CBInsights, Funderbeam và Crunchbase, theo thứ tự giá trị từ cao đến thấp dần.
1. Ant Financial
Trị giá: 60 tỷ USD
Trụ sở chính: Hàng Châu (Trung Quốc)
Thành lập: 2004
Gọi vốn: 4,5 tỷ USD
Đây là mạng lưới thanh toán di động lớn nhất Trung Quốc với 450 triệu người dùng và 170 giao dịch mỗi ngày. Ant Financial của Alipay được ví như Goliath của Trung Quốc – dũng sĩ khổng lồ không có đối thủ.
Thị trường Trung Quốc lại là nơi có thanh toán di động ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng là một sản phẩm phụ của Alibaba – người khổng lồ thương mại điện tử, cung cấp nhiều voucher, tín dụng và khoản thanh toán.
2. Lufax
Trị giá: 18,5 tỷ USD
Trụ sở chính: Thượng Hải (Trung Quốc)
Thành lập: 2011
Gọi vốn: 1,69 tỷ USD
Lufax là một trong những nền tảng cung cấp các khoản vay P2P lớn nhất Trung Quốc. Theo Wall Street Journal, Công ty có khoảng 100 chi nhánh tại 80 quốc gia. Công ty cung cấp 20.000 khoản vay trị giá 2,5 tỷ USD kể từ khi ra mắt. Ping An Insurance – công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc đang điều hành nền tảng này.
3. JD Finance
Trị giá: 7 tỷ USD
Trụ sở chính: Triều Dương, Bắc Kinh (Trung Quốc)
Thành lập: 1998
Gọi vốn: 1 tỷ USD
JD Finance là sản phẩm phụ của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến JD.com. Nó cung cấp tín dụng cho người tiêu dùng mua sắm tại JD.com, hoạt động như các dịch vụ tài chính khác.
4. Qufenqi
Trị giá: 5,9 tỷ USD
Trụ sở chính: Bắc Kinh (Trung Quốc)
Thành lập: 2014
Gọi vốn: 874 triệu USD
Nhà bán lẻ trực tuyến các mặt hàng điện tử Trung Quốc này cho phép người dùng mua trả góp hằng tháng. Nó thu được một số tiền lớn trong một thời gian ngắn nhờ hướng đến thị trường tăng trưởng rất nhanh tại Trung Quốc. Giống như nhiều công ty khác tại đây, Công ty không công bố những nhà tài trợ đứng sau nhưng có thể thấy rõ tiềm lực phát triển lớn của nó.
5. Stripe
Trị giá: 5 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2010
Gọi vốn: 260 triệu USD
Nền tảng của Stripe cho phép doanh nghiệp thanh toán trực tuyến. Fitbit, Pinterest, Twitter, Salesforce.com, Lyft, The Guardian, Kickstarter và Reddit đều sử dụng sản phẩm của Công ty.
6. SoFi
Trị giá: 4 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2011
Gọi vốn: 1,3 tỷ USD
Nền tảng này cấp vốn P2P cho sinh viên theo hình thức thế chấp và các hình thức vay cá nhân khác. Công ty đã cung cáp các khoản vay trị giá 10 tỷ USD cho 150.000 người dùng. Tuy nhiên, cũng giống nhiều nền tảng khác trong ngành công nghiệp tài chính, Sofi tăng trưởng chậm lại trong lĩnh vực cho vay trực tuyến.
7. Credit Karma
Trị giá: 3,5 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2007
Gọi vốn: 368 triệu USD
Credit Karma cung cấp trực tuyến các báo cáo điểm tín dụng miễn phí. Lợi nhuận cho công ty đến từ các hợp đồng quảng cáo nhắm vào mục tiêu sản phẩm tài chính. Công ty hiện có 60 triệu người dùng và được đầu tư bởi Google Capital.
8. Oscar Health
Trị giá: 2,7 tỷ USD
Trụ sở chính: New York (Mỹ)
Thành lập: 2013
Gọi vốn: 727,5 triệu USD
Đây là công ty bảo hiểm kỹ thuật số thời kỳ hậu Obamacare – chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của Chính phủ Liên bang Mỹ ra đời dành cho gia đình, cá nhân thu nhập thấp và các công ty nhỏ, ra đời vào năm 2010.
Công ty chỉ mất 16 tháng để đạt được giá trị 1 tỷ USD và được hỗ trợ bởi Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal, tỷ phú giàu nhất châu Á Lý Gia Thành và Goldman Sachs.
9. Mozido
Trị giá: 2,4 tỷ USD
Trụ sở chính: New York (Mỹ)
Thành lập: 2005
Gọi vốn: 307,2 triệu USD
Mozido cung cấp sản phẩm cho lĩnh vực thanh toán, mua sắm và marketing dưới hình thức “White-label” – tức cung cấp sản phẩm, dịch vụ với “nhãn trắng” cho phép doanh nghiệp sử dụng có thể gắn thương hiệu của họ vào đó, như một sản phẩm do chính họ tạo ra.
Công ty đang nhắm đến các thị trường Mexico, Đông Nam Á, và châu Phi – nơi mà phần đông khách hàng bỏ qua các dịch vụ ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính trên thiết bị di động. Cựu CEO Google là Eric Schmidt là một nhà đầu tư của công ty thông qua quỹ TomorrowVentures.
10. Adyen
Trị giá: 2,3 tỷ USD
Trụ sở chính: Amsterdam (Hà Lan)
Thành lập: 2006
Gọi vốn: 266 triệu USD
Nền tảng thanh toán Adyen chấp nhận nhiều hình thức và phương pháp giao dịch. Facebook, Airbnb, Uber, SoundCloud, và Netflix đều là khách hàng của Công ty. Quỹ “tỷ phú” Iconiq Capital được hỗ trợ bởi Jack Dorsey và Mark Zuckerberg là nhà đầu tư cho công ty này.
11. Klarna
Trị giá: 2,25 tỷ USD
Trụ sở chính: Stockholm (Thụy Điển)
Thành lập: 2005
Gọi vốn: 291,3 triệu USD
Đây là hệ thống thanh toán trực tuyến trên web và thiết bị di động khá thân thiện với người dùng. Năm ngoái, Công ty xử lý 9 tỷ USD, giá trị của khoảng 30% các khoản thanh toán trực tuyến tại Thụy Điển. Sequoia Capital, quỹ Silicon Valley là nhà đầu tư của công ty.
12. GreenSky
Trị giá: 2 tỷ USD
Trụ sở chính: Atlanta (Mỹ)
Thành lập: 2006
Gọi vốn: Ít nhất là 150 triệu USD
GreenSky cung cấp tín dụng cho khách hàng một cách nhanh chóng, cho phép họ trả góp cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng. Công ty làm việc với các đối tác lớn ở Mỹ, bao gồm chuỗi US DIY, Home Depot, Room to Go và Mac Tools.
13. ZhongAn Insurance
Trị giá: 2 tỷ USD
Trụ sở chính: Thượng Hải (Trung Quốc)
Thành lập: 2013
Gọi vốn: 931,3 triệu USD
Công ty bảo hiểm trực tuyến duy nhất của Trung Quốc này được thành lập bởi những cái tên “nóng” nhất làng công nghệ nước này: Nhà sáng lập Alibaba – Jack Ma, Chủ tịch Tencent – Ma Huateng và Chủ tịch PingAn – Ma Mingzhe. Theo Reuters, công ty có dự định IPO tại Trung Quốc trong năm nay.
14. Zenefits
Trị giá: 2 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2013
Gọi vốn: 583,6 triệu USD
Đây là phần mềm quản lý nhân sự miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ. Zenefits kiếm tiền bằng cách tính phí cho việc môi giới bảo hiểm y tế.
15. One97
Trị giá: 2 tỷ USD
Trụ sở chính: New Delhi (Ấn Độ)
Thành lập: 2000
Gọi vốn: 585 triệu USD
Đây là nền tảng cho phép người dùng mua hàng và thanh toán hóa trực tuyến trên thiết bị di động tại Ấn Độ. Công ty có 50 triệu người đăng ký sử dụng ví điện tử, xử lý 800.000 đơn hàng mỗi ngày. Uber là đối tác của One97.
16. Avant Credit
Trị giá: 2 tỷ USD
Trụ sở chính: Chicago (Mỹ)
Thành lập: 2012
Gọi vốn: 654 triệu USD
Kể từ khi thành lập, Avant Credit đã cung cấp khoản vay hơn 2 tỷ USD cho hơn 450.000 người. Tuy nhiên, Công ty vừa gặp một số rắc rối trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhất là trong ngành công nghiệp cho vay trực tuyến.
17. Prosper
Trị giá: 1,9 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2005
Gọi vốn: 354,9 triệu USD
Trên nền tảng cho vay tiêu dùng P2P, Prosper đã thực hiện các khoản cho vay hơn 6 tỷ USD. Những cá nhân và tổ chức hỗ trợ và đầu tư cho Prosper là cựu CEO Google Eric Schmidt, quỹ Silicon Valley VC và Credit Suisse.
18. FinancialForce.com
Trị giá: 1,5 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2009
Gọi vốn: 193,9 triệu USD
Công ty này bán các ứng dụng, dịch vụ tài chính trên đám mây, bao gồm: kế toán, thanh toán, ghi nhận doanh thu, quản lý chuỗi cung ứng,… Nhiều công ty lớn sử dụng dịch vụ này, bao gồm cả Hewlett Packard và Lexmark. Công ty thành lập sau khi tách khỏi Salesforce.
19. TransferWise
Trị giá: 1,1 tỷ USD
Trụ sở chính: London (Anh)
Thành lập: 2010
Gọi vốn: 116,3 triệu USD
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế này có chi phí rẻ hơn so với các ngân hàng. Công ty đã chuyển giao thành công 4,7 tỷ USD kể từ khi ra mắt và hiện nay, con số đó là 783 triệu USD/tháng. Tỷ phú Richard Branson, Silicon Valley VC là những nhà đầu tư của TransferWise.
20. Gusto
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2011
Gọi vốn: 161,1 triệu USD
Công ty trước đây từng có tên ZenPayroll, cung cấp phần mềm dựa trên đám mây để tự động tính lương và thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Có khoảng 25.000 công ty đang sử dụng công cụ này. Gusto được Google Capital “chống lưng”.
21. Funding Circle
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: London (Anh)
Thành lập: 2009
Gọi vốn: 273,2 triệu USD
Nền tảng cho vay P2P dành cho doanh nghiệp nhỏ này đã cung cấp 1,8 tỷ USD các khoản vay tại Anh và 2,5 tỷ USD trên toàn cầu kể từ khi ra mắt. Công ty hiện đang đẩy mạnh kinh doanh tại Mỹ.
22. Kabbage
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: Atlanta (Mỹ)
Thành lập: 2009
Gọi vốn: 238,6 triệu USD
Kabbage sử dụng hàng loạt dữ liệu kinh doanh, sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng để có một quá trình xin vay tiền trực tuyến hoàn toàn tự động cho một doanh nghiệp chỉ trong vòng 7 phút. Gần đây, ngân hàng Santander lớn nhất Tây Ban Nha vừa hợp tác với nền tảng này.
23. Jimubox
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: Bắc Kinh
Thành lập: 2013
Gọi vốn: 131,2 triệu USD
Cung cấp dịch vụ cho vay P2P, công ty này là một phần của làn sóng bùng nổ “tài chính internet” khắp Trung Quốc và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
24. Coupa Software
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: California (Mỹ)
Thành lập: 2006
Gọi vốn: 169 triệu USD
Coupa là một dịch vụ tiết kiệm, sử dụng phần mềm để xác định các khoản tiết kiệm trong doanh nghiệp, giúp người dùng quản lý chi phí. Salesforce sử dụng phần mềm này để quản lý 80% các chi phí.
25. Zuora
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: San Francisco (Mỹ)
Thành lập: 2007 (lĩnh vực cho vay trực tuyến bắt đầu vào 2011)
Gọi vốn: 242,5 triệu USD
Zuora cung cấp phần mềm để các công ty dễ dàng có những đăng ký thuê bao mới. Những khách hàng lớn như Financial Times, hay các công ty lưu trữ đám mây: Box, Dell, DocuSign và ZenDesk đều sử dụng sản phẩm này.
26. China Rapid Finance
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: Thượng Hải (Trung Quốc)
Thành lập: 2001 (lĩnh vực cho vay trực tuyến bắt đầu vào 2011)
Gọi vốn: 56 triệu USD
China Rapid Finance là một trong những công ty cho vay tiêu dùng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đạt được 4,7 triệu khoản vay trị giá 4,7 tỷ USD. Công ty đang có kế hoạch IPO.
27. Rong360
Trị giá: 1 tỷ USD
Trụ sở chính: Hồng Kông – Trung Quốc
Thành lập: 2011
Gọi vốn: 250 triệu USD
Nhiệm vụ: Công cụ tìm kiếm về tài chính
Rong360 là công cụ trực tuyến để lướt sóng tài chính ở Trung Quốc, cho phép người tiêu dùng so sánh và đối chiếu các sản phẩm khác nhau. Sequoia Capital của Silicon Valley – một nhà đầu tư vào Google, Apple và WhatsApp chính là đơn vị đứng sau công ty này.
[…] là một startup tài chính London của Kristo Käärmann và Taavet Hinrikus với ý tưởng đột phá, độc đáo […]