Bài viết của anh Lê Minh Mẫn đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.
“Nếu một con rắn sống trong một không gian quá nhỏ, nó sẽ luôn bị ‘cám dỗ’ tấn công cái đuôi của chính mình. Những con rắn sẽ nghĩ rằng cái đuôi chính là một con rắn khác”.
Vấn đề là nó không thể lùi về phía sau để nhả chiếc đuôi của mình ra được. Bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó rồi đấy.
Trong bất kỳ công việc gì, bất kỳ môi trường kinh doanh nào, hiện tượng này luôn xảy ra và để lại hậu quả khôn lường cho nhiều doanh nghiệp mà không thèm phân biệt qui mô lớn hay nhỏ cái chi cả.
Mình lấy vài ví dụ thử nhé:
– Những năm gần đây, khi mà công nghệ phát triển mạnh, Hollywood liên tục cho ra đời hàng loạt phim bom tấn, tận dụng tối đa “kỹ xảo điện ảnh”. Sau nhiều trầm trồ trước sự hoành tráng đó, sự mãn nhãn đó thì lẽ dĩ nhiên họ phải đối mặt với việc phim nào NỘI DUNG cũng… chán òm. Và rồi cái gì ngon mấy ăn hoài cũng ngán, giờ tìm đỏ mắt hoạ may mới có phim hay về nội dung. Bao giờ cho đến ngày xưa?!
– Những ngày mới bắt đầu chuyển dần báo giấy qua báo mạng thì chưa sao, nhưng giờ mọi người thấy rồi đó, khi mà nội dung không quan trọng bằng những cái… click chuột thì họ dần rẻ rúng chính mình đến mức không thể nào “rẻ tiền” hơn được nữa. Thật là đáng tiếc!
– Marketing Online há…há…, họ dạy nhau mọi cách có đơn hàng, mọi cách xuất hiện trước mặt khách hàng mà ko hề quan tâm cái chất lượng sản phẩm, cái dịch vụ đi kèm nó ra sao, rồi cái cách xuất hiện như thế nào… Gần đây mọi thứ thật thô thiển và lòng tin của khách hàng cứ mất dần theo từng…cái chết của các Thánh bán hàng online. (Dĩ nhiên luôn có các trường hợp thành công cá biệt, đầu tư thật sự chứ ko có dựa vào “vài chiêu” học lóm).
– Tại các Doanh Nghiệp siêu lớn, họ quá mạnh, sở hữu hệ thống phân phối khủng, thương hiệu tốt, luôn đủ tiền để bao vây khách hàng bằng truyền thông, quảng cáo nên họ liên tục thắng. Rồi họ dần xem thường khách hàng (dễ dẫn dắt quá mà), họ bắt đầu tin rằng KH là một đàn cừu. Họ trượt dài cho đến khi người ta liệt kê tất cả các sản phẩm của họ để mà… tẩy chay. Mọi nổ lực lấy lại lòng tin của KH sau đó thường diễn ra trong tuyệt vọng…. (Ôi tên tuổi DN và thương hiệu cá nhân cả một đời gầy dựng…)
– Các DN nhỏ và siêu nhỏ, lúc khởi nghiệp cũng đạo đức kinh doanh, cũng “core value”, cũng thề non hẹn biển các kiểu. Rồi khi khó khăn thông thường ập đến, họ… quên sạch: tìm lợi nhuận bằng cách rút bớt chất lượng, rút luôn tất cả những gì có thể rút để cạnh tranh về giá, (trong khi giá chỉ là một trong các tiêu chí thoy mờ, có phải là tất cả đâu?), thu được tiền xong là bỏ rơi khách hàng như chưa từng… quan hệ. Rồi cái ăn no thì lo “tạo phễu”… mãi mãi. Vì có lẽ họ chỉ có khả năng bán hàng một lần, chết cái DN này thì làm cái khác, suốt đời làm nghề… khởi nghiệp chăng?!
– Ngành dịch vụ ăn uống: làm hàng nhanh như hải sản tươi sống chẳng hạn, không xoay kịp thì nó hết tươi, bỏ thì xót ruột thế là nhắm mắt làm đại cho khách. Còn các thực phẩm khác thì biết nó đầy chất bảo quản nhưng vì không có muốn vất vả cho nên được ưu tiên sử dụng để… phục vụ thượng đế. Không gì củ chuối bằng bỏ tiền tỷ ra đầu tư cái quán cafe, nhưng mà cả cafe cho đến ly nước trà đều đầy hoá chất (vâng, họ thường bảo rằng vốn dĩ họ kinh doanh chỗ ngồi).
Vài ví dụ thế thôi chứ nhìn kỹ thì ko sót chỗ nào mà ko xảy ra hiện tượng này hic…
Đành phải “Ờ” cho vui cả làng chứ sao giờ.
Nhưng mà, nhìn cái thống kê mỗi ngày “đi đứt” vài trăm DN thấy đau quá, cộng thêm cái phong trào khởi nghiệp được NHÀ CÁI đẩy mạnh quá lại càng lo. May mà còn có những Group như thế này để mà học hỏi lẫn nhau, để mà mở stt bàn luận hí..hí..
Quay lại câu chuyện trên, giải pháp nào bây giờ? Mình cũng… không biết luôn. Chỉ đưa ra được vài cái gạch đầu dòng để mong mọi người mở rộng thêm:
– Mới khởi nghiệp dĩ nhiên sẽ khó khăn, một giải pháp ngắn hạn ko đủ để “nuôi dài” thì làm… 8 cái. Miễn sao giữ được core value của mình. Nói lý do tức là đã thèm “cái đuôi” của chính mình.
– Cái gì dễ làm trước là đúng nhưng cũng đối diện và xử lý cái khó nhất đồng thời chứ đừng có né tránh và hẹn lần hẹn lựa.
– Lúc thắng dễ thì cũng nên biết cái gì dễ thì hẳn ít có bền, nên chuẩn bị.
– Lúc trên đỉnh cao là lúc dễ đánh mất sự tôn trọng dành cho khách hàng và đối tác nhất, dễ phạm sai lầm nhất. Mình tài ba lỗi lạc quá mà, tiền nhiều nữa mắc cái chi mà phải…giữ kẻ?!
Mình không quen viết stt dạng này, nhưng thiết nghĩ sẽ không thừa khi gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính mình và các bạn trẻ.
Đã chịu đấm thì chí ít phải có xôi mà ăn, đừng vừa ăn đấm sau đó lại phải “ăn hành”.
Tậu tình lắm ngừ ơi….. Thay đổi khi còn có thể!
P/s: Ước gì mỗi còm là một tình huống trông thấy để cùng nhau nhìn lại. Ước gì…