Festival Khởi nghiệp 2019 – Ngày hội kết nối đầu tư

0
1364
Hơn 500 bạn trẻ từ các trường đại học, các dự án đã đến từ rất sớm

Hơn 500 bạn trẻ từ các trường đại học, các dự án đã đến từ rất sớm

Nhằm tạo cơ hội cho giới trẻ và sinh viên cả nước lập ra những dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn, nêu cao tinh thần nghiệp chủ trong thanh niên, sinh viên, phát huy vai trò xung kích của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã triển khai Chương trình Khởi nghiệp. Chương trình đã góp phần hướng tới phục vụ xã hội, giải quyết những bài toán về con người và sự phát triển bền vững.

Không khí hội trường trước chương trình Festival Khởi nghiệp 2019

Như thường lệ, trong không khí của những ngày đầu năm mới, các bạn trẻ đang mang trong mình hoài bão khát khao muốn trở thành doanh nhân lại có dịp được gặp nhau trong ngày hội Festival Khởi nghiệp. Tại đây, các bạn sẽ có nhiều điều kiện để được kết nối với các doanh nhân – họ chính là nhà đầu tư, các huấn luyện viên, các cố vấn về dự án mình đang ấp ủ, để rồi nhận được sự hỗ trợ từ họ, củng cố thêm tinh thần quyết chí khởi nghiệp và hiện thực hóa dự án của mình.Gian hàng giới thiệu của các dự án khởi nghiệp

Gian hàng giới thiệu của các dự án khởi nghiệp

Gian hàng giới thiệu của các dự án khởi nghiệp

Mở đầu chương trình Festival 2019 là các tiết mục văn nghệ do chính các bạn sinh viên thể hiện đã tạo nên không khí sôi động tại hội trường.

Tới tham dự chương trình có sự hiện diện của các vị khách mời: Ông Lương Cao Đông – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam; GS.TS Nhà giáo Nhân dân Phạm Văn Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp; PGS. Tiến sĩ Khoa học Phạm Đức Chính, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Các doanh nhân cũng mong muốn tìm kiếm và tham gia đầu tư các dự án

Các doanh nhân cũng mong muốn tìm kiếm và tham gia đầu tư các dự án

Về phía hội đồng cố vấn – đầu tư của chương trình khởi nghiệp Quốc gia có: ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình khởi nghiệp Quốc gia; ông Vũ Hữu Kiên – Giảng viên cao cấp Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); ông Đàm Quang Thắng – TGĐ Công ty Agricare Việt Nam, Trưởng làng nông nghiệp Techfest, Cố vấn chương trình khởi nghiệp Quốc gia; ông Nguyễn Tiến Trung – Giám đốc CTCP Đầu tư và Tư vấn Khởi nghiệp (NSCI), Trưởng làng Cộng đồng Techfest, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; ông Trần Trí Dũng – Cán bộ giám sát và đánh giá chương trình khởi nghiệp Thụy Sĩ (SWISS EP); ông Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia đổi mới sáng tạo; ông Nguyễn Thành Đồng – Giảng viên cao cấp Cố vấn chương trình khởi nghiệp Quốc gia; bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giảng viên cao cấp Chương trình khởi sự và Tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB).

Về phía đơn vị tổ chức có Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Đông đảo các bạn sinh viên có mặt tại hội trường

Phát biểu khai mạc Festival Khởi nghiệp 2019, nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó trưởng ban thường trực Tổ chức chương trình khởi nghiệp Quốc gia cho biết, năm nay đã có hơn 300 dự án từ khắp các vùng miền gửi về. Sau khi ban tổ chức đánh giá vòng loại 7 khu vực chọn ra 60 dự án, tiếp tục chọn tiếp còn 40 dự án, 20 dự án và cuối cùng là 6 dự án vào chung kết diễn ra tháng 12/2018 tại TP HCM.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban thường trực Tổ chức chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban thường trực Tổ chức chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Festival ngày hôm nay sẽ có top 12 dự án được giới thiệu tại “ngày hội đầu tư” này, qua đó giới thiệu chào đầu tư. Các nhà đầu tư – doanh nghiệp theo đó sẽ cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các dự án và đưa ra quyết định đầu tư.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, là một chương trình đã được tổ chức suốt 16 năm qua, chương trình khởi nghiệp mong muốn thổi bùng hơn nữa ngọn lửa khởi nghiệp và khát vọng khởi nghiệp cho giới trẻ.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cho biết, “Năm nay cũng là năm chương trình có quy mô lớn nhất về số lượng dự án tham gia, chất lượng dự án cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư. Việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp không chỉ đóng góp về tinh thần mà còn xây dựng tương lai, cùng nhau chia sẻ nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi hy vọng không gian kết nối không chỉ dừng lại ở 12 dự án được trình bày chào đầu tư hôm nay mà sẽ còn liên tục được kết nối trong thời gian tới với 4.300 dự án đã tham gia cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua”.

Đặc biệt, với phương châm ươm mầm thế hệ trẻ khởi nghiệp, nhà báo Phạm Ngọc Tuấn khẳng định ban tổ chức chương trình khởi nghiệp luôn từng giây từng phút tâm niệm hãy gieo hạt ngay hôm nay. “Các nhà đầu tư cũng hãy gieo hạt ngay từ hôm nay, và ngay tại hội trường này để xây dựng những mầm mới cho năm 2019 từ những bạn trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết” – ông nhấn mạnh.

Ngay sau phát biểu khai mạc là phần KẾT NỐI ĐẦU TƯ với 12 dự án. Ông Nguyễn Tiến Trung – Giám đốc CTCP Đầu tư và Tư vấn Khởi nghiệp (NSCI), Trưởng làng Cộng đồng Techfest, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm để gọi vốn thành công. Theo đó, để gọi vốn thành công trước tiên các nhóm dự án phải thể hiện được sự đam mê, nhiệt huyết và chân thành về những con số mà dự án đã có. Bên cạnh đó, các dự án cũng phải chú ý đến các yếu tố như sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, công nghệ mà dự án sử dụng, điểm khác biệt là như thế nào so với các dự án khác.

Ông Nguyễn Tiến Trung -Giám đốc CTCP Đầu tư và Tư vấn Khởi nghiệp (NSCI), Trưởng làng Cộng đồng Techfest, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Ông Nguyễn Tiến Trung -Giám đốc CTCP Đầu tư và Tư vấn Khởi nghiệp (NSCI), Trưởng làng Cộng đồng Techfest, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Các đội sẽ có thời gian 7 phút trình bày và 5 phút phản biện. Do thời gian rất ngắn nên các nhóm dự án phải nhanh chóng và đi thẳng luôn vào vấn đề chính như điểm khác biệt của nhóm dự án, nhóm muốn gọi bao nhiêu vốn cho bao nhiêu phần trăm cổ phần, dự án dùng tiền đó để phát triển dự án của mình sau này như thế nào?…

12 dự án chào đầu tư bao gồm: Dự án Sản xuất chế phẩm sinh học bột bã mía phục vụ mô hình nuôi tôm thâm canh theo hướng sạch và bền vững; Dự án Nhà lưỡng cư thích ứng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Dự án Nâng cao giá trị cam Vinh thông qua phát triển sản phẩm chế biến và du lịch trải nghiệm vườn cam; Dự án Tasa – Phân bón Hữu cơ; Dự án Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA Smart Farm; Dự án Trang trại Hắc Mộc Heo SHD; Dự án Đầu tư trang trại dâu tằm trái dài; Dự án INut Platform – Hệ sinh thái kết nối vạn vật cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Dự án Hợp tác xã Chanh Green Nam Kinh; Dự án Xử lý rác hữu cơ bằng ruồi lính đen và giun quế; Dự án FireCoals; Dự án Thực phẩm dược liệu Kon Tum.

Dự án thuyết trình đầu tiên là Dự án Sản xuất chế phẩm vi sinh bột bã mía trong nuôi tôm thâm canh – tỉnh Bến Tre đến từ Công ty TNHH Sản xuất thương mại thủy sản Đại Thành. Đây là dự án giúp giảm chi phí nuôi tôm khoảng 40% cho nông dân, thông qua giá thành của chế phẩm thấp so với các loại vi sinh cùng loại và khi sử dụng sản phẩm người nuôi tôm sẽ giảm sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn, vôi hay các loại kháng sinh trị bệnh. Đồng thời, sản phẩm đóng góp cho quy trình nuôi tôm “sạch” qua việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, nâng cao chất lượng tôm thịt cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đặc biệt, sử dụng bột bã mía định kỳ trong quá trình nuôi tôm thâm canh giúp phục hồi độmàu mỡ của ao nuôi, giúp người nuôi tôm thuận lợi hơn trong các vụ mùa sau.

Đại diện dự án thuyết trình chào đầu tư

Đại diện dự án thuyết trình chào đầu tư

Góp ý cho dự án ông Đàm Quang Thắng- TGĐ Agricare đặt vấn đề mang tính pháp lý cho sản phẩm bởi sản phẩm được giới thiệu trừ bệnh cho tôm bởi ông cho biết đã gặp nhiều vấn đề liên quan.

Ông đặt câu hỏi, nếu muốn mở rộng ra các tỉnh ven biển phía Bắc phải làm sao? Mỗi dự án đều cần được nhân rộng bằng sản phẩm hay mô hình, thậm chí xuất khẩu.

Trả lời vấn đề này, đại diện dự án cho biết, việc hoàn thành thủ tục pháp lý cho sản phẩm đang được tiến hành. Còn tiêu chuẩn sản phẩm đã được đăng ký, khách hàng và thị trường đã kiểm nghiệm. Về phát triển sản phẩm ra miền Bắc, đại diện dự án cho biết thị trường ĐBSCL chiếm tới 80% sản lượng nuôi tôm của cả nước nên hiện đang tập trung lớn cho thị trường này.

Trong khi đó, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phátbày tỏ mong muốn tìm hiểu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và rủi ro cho nhà đầu tư khi đầu tư vào dự án?

Đại diện dự án cho biết sản phẩm có ưu thế không chỉ tốt cho nuôi tôm sạch, không hoá chất mà còn giúp phục hồi độ màu mỡ của ao nuôi. Cùng với đó, sản phẩm có lượng vi sinh đã được nhân đôi và giá thành thấp hơn khoảng 30-40% so với các sản phẩm vi sinh trên thị trường.

Dự án số 2 chào đầu tư là dự án Nhà lưỡng cư thích ứng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến từ nhóm tác giả của trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Với đặc trưng khí hậu của vùng trong đó diện tích đồng bằng Sông Cửu Long: 40,5 ngàn km2 với tổng số dân là: 17,51 triệu người với diện tích bị ngập lụt: 40%. Số hộ dân nằm trong vùng ngập lụt: hơn 60 ngàn hộ thì dự án nhà ở lưỡng cư chính là giải pháp sinh ra để thích nghi với biến đổi khí hậu.

Năm đầu tiên, dự án được tiến hành xây dựng hình thức nhà Lưỡng Cư (Nhà ở xã hội) có giá từ 80 triệu đến 100 triệu/ 1 căn 18-24m2. Sang năm thứ hai dự án tiến hành sang hình thức Nhà Lưỡng Cư dạng Homtay, nhà hàng nổi. Đến năm thứ ba Dự án tiến hành theo hình thức nhà Lưởng Cư dạng: Resort cao cấp. Quy mô thị trường, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Dự án Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA smart farm đến từ Công ty cổ phần công nghệ và thương mại quốc tế APPA GROUP: Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA là một hệ thống nông nghiệp thông minh mang tầm quốc tế nhưng phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam – 1 giải pháp công nghệ cao dành cho người Việt với giá thành hợp lý. Giải pháp của APPA tích hợp các hệ thống cảm biến môi trường và các hệ thống điều khiển các thiết bị điện, sau đó kết nối toàn bộ hệ thống với Hệ thống phần mềm, máy chủ APPA Server qua Internet. Qua đó người dùng có thể dễ dàng giám sát, điều khiển, quản lý toàn bộ hệ thống từ xa thông qua thiết bị di động.

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Nhóm kêu gọi: 3 tỷ đồng cho 10% cổ phần 200 bộ thiết bị đầu tiên trong năm 2019, và chi phí hoạt động một năm và vốn lưu động. Dự án đã trải qua giai đoạn R&D, rủi ro nghiên cứu và triển khai, cần các nhà đầu tư hoàn thiện sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.

Ông Đàm Quang Thắng hỏi: Tôi sẽ trở thành khách hàng của bạn, bởi hiện nay chúng tôi đang có 10ha cam tại Vinh và chúng tôi đang đi tìm giải pháp thông minh cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên tôi có góp ý, trước khi kêu gọi vốn, nhóm dự án APPA là nhóm dự án thiên về mặt kỹ thuật vì vậy phải nói rõ được kỹ thuật, công nghệ mà nhóm dự án đang ứng dụng.

Ông Thắng đặt chào đầu tư với 200 bộ thiết bị trong năm 2019 có được không?

Đại diện nhóm dự án APPA: Chúng tôi tự tin hoàn toàn có khả năng triển khai được con số đó. Vì chúng tôi có công cụ và đã xây dựng được phương thức kinh doanh của mình. Bên cạnh đó nhóm dự án chúng tôi đã trải qua giai đoạn R&D, thử nghiệm. Giờ chúng tôi chỉ cần dòng đầu tư để hoàn thiện sản phẩm.

Nhóm dự án khẳng định, hoàn toàn có khả năng triển khai được con số 1000 bộ, và đảm bảo sẽ hoàn lại số tiền đầu tư nếu nhóm dự án không đạt được con số 1000 bộ trong năm 2019.

Nhóm dự án Cam Vinh – CTCP trang trại nông sản Phủ Quỳ. Trồng cam sinh thái, sau 3 năm nghiên cứu đã đưa ra phương pháp canh tác cam sinh thái kết hợp công nghệ, từ đó xây dựng chuỗi giá trị bao gồm hỗ trợ hướng dẫn người dân canh tác cam sinh thái kết hợp công nghệ có truy suất nguồn gốc, thu mua bao tiêu cam làm các sản phẩm chế biến bánh mứt trà kẹo, hiện đã có vỏ cam sấy dẻo, bánh cookee cam, kết hợp với du lịch sinh thái tiềm năng từ 5 triệu lượt khách tới Nghệ An mỗi năm.

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Về thị trường hiện sản phẩm vừa xuất khẩu sang Hà Lan bằng chính thương hiệu của mình. Sản phẩm hữu cơ canh tác tiết kiệm chi phí hơn trồng theo phương pháp có sử dụng hoá chất. Doanh thu hiện tại 2 tỷ năm 2018, dự kiến 2,3 tỷ năm 2019 và 7,4 tỷ năm 2021.

Góp ý cho nhóm dự án ông Nguyễn Đức Hà – Phó TGĐ CTCP ứng dụng công nghệ cao TECHFARM hỏi: một doanh nhân đã đầu tư cam Vinh chia sẻ, sau khi đến thăm dự án đã thấy vườn cam đang bị lão hoá và sâu bệnh nhiều, nếu dùng công nghệ sinh học thì e rằng quá trình già hoá sẽ làm giảm chất lượng cam.

Ông Đinh Trọng Nguyên – Giám đốc Cty sơn ô tô Vạn Lợilại bày tỏ quan tâm tới du lịch vườn cam trong chuỗi giá trị của dự án và lưu ý, đây là mô hình dễ sao chép. Đồng thời, đặt ra câu hỏi nhóm dự án đã quan tâm tới cam bốn mùa chưa, bởi cam có mùa thì không thể phát triển du lịch bốn mùa được.

Giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư, đại diện dự án cho biết có phương pháp xen canh trong vườn cam, trước mắt có thể trồng hoa để các bạn trẻ, khách tham quan có thể chụp ảnh ghi hình, đồng thời kết hợp với các hộ nông dân khác để phát triển du lịch sinh thái vào những thời điểm cam không ra quả.

Dự án Magicbook Công ty cổ phần công nghệ Firecoals Việt Nam đến từ Thành phố Hà Nội. MagicBook4D là một nền tảng giáo dục ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường AR, lấy sự tương tác trực quan làm trọng tâm. Cho phép giáo viên và học sinh tương tác, thực hành trực tiếp với các mô hình, bài học trong không gian và thời gian thực(real world & real time) thông qua điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Công nghệ này được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và mang lại rất nhiều tác dụng cho học sinh như: Nuôi dưỡng quá trình học tập; Tăng khả năng ghi nhớ; Tăng sự tham gia của học sinh trong lớp học; Bài học tương tác; Tăng sự phát triển cảm giác; Ít tốn kém; Cách kể chuyện phong phú; Tăng hoạt động học tập; Đến quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Kết quả kinh doanh dự báo: Tháng 10: 511 triệu; Tháng 11: 982 triệu. Kêu gọi vốn trong vòng 2 năm: Quý 1 năm 2019 kêu gọi 25.000USD; Qúy II: 20.000USD; Qúy III: 20.00USD; Qúy IV: 25.000USD; Năm 2020: 100.000USD.

Ông Đàm Quang Thắng hỏi: Tôi rất quan tâm đến sản phẩm của bạn, nhưng bạn đang nói quá nhiều về sản phẩm mà không nói tới trải nghiệm của người dùng. Hơn nữa, nếu thị trường có một sản phẩm tương đương hoặc tốt hơn thì sao? Các bạn sẽ giải quyết bài toán này như thế nào?

Đại diện dự án: Chúng tôi chỉ tập trung cho mầm non và cấp 1, cấp 2. Độ tuổi các em chủ yếu vẫn còn chơi là chính nên chính vì thế mà chúng tôi kết hợp giữa việc học và chơi. Đây cũng là cách để sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu hiểu quả hơn.

Chúng tôi có đội ngũ 5 người để phát triển sản phẩm. Chúng tôi quan niệm rằng sản phẩm mình làm được thì người ta cũng làm ra được nhưng cách tạo ra như thế nào và chất lượng của chúng như thế nào mới là điều quan trọng.

Dự án xử lý rác hữu cơ bằng ruồi đen và giun quế (TP Hà Nội). Sản xuất ấu trùng ruồi giàu protein với các sản phẩm như nhộng sấy khô, nhộng tươi, trứng nhộng… Nguồn thức ăn cho ấu trùng là rau củ quả thải, nguyên liệu phụ phẩm từ các trang trại, siêu thị… để làm thức ăn cho nhộng. Trang trại 1.000 m2 sã 200kg/tháng 1,3kg trứng/tháng, doanh thu 45 triệu đồng/tháng.

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Dự án vừa hoàn thành trang trại vào cuối năm 2018 và sẽ tiến hành mở rộng quy mô từ năm 2019 và thực hiện nhượng quyền vào năm 2021. Đại diện dự án kêu gọi vốn mở rộng quy mô năm 2019 chi phí 1,5-2 tỷ đồng, doanh thu dự kiến 500 triệu đồng/tháng.

Các nhà đầu tư bày tỏ hào hứng với dự án đặc biệt này. Trong đó có sản phẩm bên cạnh dự án là sản phẩm thùng rác sinh học, thu gom rác hữu cơ sau 15 ngày, sau đó đưa qua máy sàn tách nhộng riêng phục vụ cho chăn nuôi tại trang trại và phần rác hữu cơ để làm phân hữu cơ.

Dự án thực phẩm dược liệu Kon Tum (Công ty cổ phần Kora Group) – thành lập và hoạt động từ tháng 6 năm 2018, tiền thân là Hộ kinh doanh KORA sản xuất dược liệu thô, hiện tại dự án trọng tâm sản xuất và kinh doanh dòng sản phẩm thực phẩm từ dược liệu sẵn có tại địa phương.

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Dự án đã đầu tư: 01 máy xay dược liệu, 02 máy sấy dược liệu, 01 máy hàn bao bì, 01 cân 100kg, 01 máy chiết xuất, 01 máy lọc, 01 máy chiết rót, 02 lò sấy, 01 bơm cao áp cùng nhiều công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất. Mỗi ngày trung bình có 100-500kg nguyên liệu tươi nhập kho và được sản xuất ngay trong ngày, số công nhân thường xuyên: 3-5 người; diện tích nhà xưởng: 500M2, Kho lưu trữ có diện tích 200m2.

Bà Trần Uyên Phương – Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bình luận, dường như dự án này đang dừng ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D). Cho dù sản phẩm của nhóm dự án tốt là chưa đủ, vì để đưa được sản phẩm ra thị trường, để người tiêu dùng biết đến và sử dụng cần có thời gian và một lượng tài chính đủ lớn, qua các bước marketing, truyền thông…

Tuy nhiên, nếu nhóm dự án có thể công bố được các thông số chi tiết và khả thi trong quá trình hoạt động thực tế vừa qua, công ty có thể góp ý và thoả thuận để sản phẩm của dự án được hoàn thiện và phát triển tốt hơn.

Ông Trần Đình Việt– một nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực dược liệu góp ý: con số quy mô thị trường, với tổng giá trị 10 tỷ USD thì nhóm dự án cần phải kiểm tra lại. Ngoài ra, sản phẩm dược liệu của các bạn là đẳng sâm hay sâm ngọc linh? Đây là hai loại dược liệu khác hẳn nhau về dược tính và giá trị.

Dự án INut Platform – Hệ sinh thái kết nối vạn vật cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chào đầu tư. Inut Platform là một nền tảng công nghệ, giúp cho việc lập trình IoT trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Nó giải quyết hết mọi khó khăn còn đang hiện hữu trên thị trường trong việc ứng dụng IoT, đưa IoT vào thực tiễn cuộc sống. Nhóm dự án kỳ vọng rằng Platform này sẽ phần nào đưa công nghệ IoT len lỏi vào cuộc sống của mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi nhà máy, mọi nông trường.

Dự án kêu gọi đầu tư: 625 triệu cho 2,5% cổ phần.

Dự án kêu gọi đầu tư: 625 triệu cho 2,5% cổ phần.

Ông Đàm Quang Thắng: Tôi xin hỏi nhóm dự án đối tượng khách hàng là ai, giải pháp là gì, tôi chưa thấy? Có nhà đầu tư thiên thần nào chưa hay giờ mới gọi vốn?

Đại diện dự án: iNut Platform là nền tảng công nghệ, dùng cho việc lập trình và phát triển các ứng dụng của IoT. Thường sử dụng kết hợp với các thiết bị phần cứng (như PLC) và các thiết bị phần mềm để tạo nên một hệ thống IoT kết nối giữa những thiết bị chạy bằng điện (cảm biến, đèn, quạt, tụ điện, …) để điều kiển được trên điện thoại thông minh hoặc máy vi tính.

iNut Platform là nền tảng đứng ở giữa, kết nối ba bên: nhà phát triển phần cứng, nhà phát triển phần mềm và người sử dụng cuối.

Festival Khởi nghiệp 2019 – Ngày hội kết nối đầu tư
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here