Bạn lập ra 1 website bán hàng và không hiểu nguyên nhân vì đâu mà trang web rất ít người vào và tương tác bán hàng. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn có thể xem xét lại website của mình có mắc phải những vấn đề này không nhé.
1. Màu sắc không bắt mắt
Một website chuyên nghiệp phải có tác động tốt đến thị giác, kích thích người dùng khi vào xem. Do đó nếu màu sắc của bạn nhạt nhòa, thiết kế với bảng mầu kém ấn tượng, không hợp lý hay không bắt mắt, hình ảnh bé và xấu… thì khách hàng sẽ không có hứng thú để xem tiếp.
Khi thiết kế website nên có những bức ảnh chất lượng cao để thu hút sự chú ý của độc giả, tăng tính chia sẻ về mặt xã hội và thậm chí thúc đẩy việc tối ưu cơ chế tìm kiếm nếu các hình ảnh được gắn thẻ một cách phù hợp.
Hãy xác định điều mà thương hiệu của bạn muốn truyền đạt tới các khách hàng và đảm bảo rằng trang web được thiết kế mầu sắc phù hợp, chuyên nghiệp.
2. Quá chú trọng giao diện và cảm nhận về website
Nhiều website lại mắc phải lỗi quá chú trọng đến giao diện mà không chú ý đến mục tiêu mua hàng của khách.
Việc lạm dụng các hiệu ứng bắt mắt và hình ảnh không cần thiết sẽ khiến người truy cập quên đi mục đích ban đầu của họ và sao lãng những thông điệp quan trọng trên website của bạn. Mục đích chính của người dùng khi vào xem website của bạn là để tìm kiếm thông tin mà họ cần chứ không phải vào để ngắm nghía giao diện web của bạn có gì độc đáo.
Do đó nên hạn chế các hiệu ứng nhức mắt đó để tạo sự chuyên nghiệp cho trang web của bạn. Nhiều website thành công nhờ sử dụng giao diện đơn giản, ít màu sắc nhưng đầy tinh tế về nội dung và cách bố cục hợp lý các phần trên web.
3. Website của bạn không định hướng bán hàng
Website của bạn chỉ đơn thuần với vài lới giới thiệu qua loa và không có các chức năng trưng bày sản phẩm, gian hàng, các thông tin hỗ trợ mua hàng hay đặt hàng… thì khách sẽ biết mua hàng thế nào? Giao dịch ra sao?
Một website bán hàng cần có những dẫn dắt cùng với những lời chào mời mua hàng hấp dẫn. Những thông tin khuyến mãi hay những lời chào mời sử dụng sản phẩm/dịch vụ nên đặt ở những khu vực nổi bật, dễ gây chú ý của trang web.
4. Yêu cầu khách phải đăng nhập trước tiên
Việc yêu cầu người dùng phải đăng nhập vào trang trước khi họ có thể truy cập nội dung có thể khiến khách hàng không muốn vào xem nữa.
Việc bắt buộc phải đăng nhập account có thể khiến nhiều người lưỡng lự tiết lộ các thông tin cá nhân do lo sợ sẽ nhận được thư rác hoặc spam mail…
5. Mở tự động nội dung audio hoặc video
Chế độ mở tự động các nội dung dạng audio hoặc video trên nhiều website đang làm phiền khách hàng, lâu dần họ sẽ khó chịu và bỏ website của bạn mà đi sang trang khác.
6. Không cập nhật các bài viết mới
Một website sôi động với các thông tin mới nhất là yếu tố thu hút khách, nếu bạn không update thường xuyên các thông tin, các đợt khuyến mãi, giảm giá, hình ảnh cửa hàng mới nhất… thì website sẽ trở nên rêu phong, cổ kính và không ai có hứng thú để vào xem hết.
Do đó phải cập nhật thông tin thường xuyên, từ đó khách hàng có thể quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp hay không.
7. Thiếu những bài đánh giá và sự chứng thực
Nếu bạn chỉ đưa những thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp thì dù có tung hê, ca ngợi thế nào cũng sẽ khiến mọi người không thật sự tin tưởng.
Nên tận dụng chiêu tiếp thị bằng cách đưa những đánh giá, cảm nhận, tin tức đa chiều chứng thực của nhiều phía… sẽ làm cho website đáng tin hơn và khách hàng yên tâm hơn khi xem hàng.
8. Thiếu thông tin liên hệ
Website của bạn bán hàng nhưng lại thiếu thông tin liên hệ hoặc có thông tin hỗ trợ online nhưng mọi hoạt động đều im lìm thì khi cần hỏi gì đó, khách sẽ không biết liên hệ kiểu gì, nhu cầu mua hàng của họ cũng sẽ giảm, thay vì tìm kiếm người hỗ trợ, họ sẽ chuyển sang website khác nhiệt tình hơn.
9. Giá cả không được rõ ràng trên website
Giá cả là yếu quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng. Do đó, không có lý do gì để bạn không cập nhật giá cả rõ ràng và minh bạch trên website, đó cũng chính là chìa khóa dẫn tới thành công khi kinh doanh bán hàng trực tuyến.
10. Thiếu mô tả sản phẩm trên web bán hàng
Điều này đặc biệt quan trọng với các trang web bán hàng thời trang, hầu hết các trang web bán hàng thiếu thông tin về size, mẫu mã, chất liệu, xuất xứ của hàng hóa, và đó cũng chính là lý do khiến khách hàng rời bỏ trang website của bạn mà không mua hàng.
11. Đặt quá nhiều quảng cáo trên website bán hàng
Thử tưởng tượng khi truy cập vào 1 website bán hàng mà banner hay logo quảng cáo chằng chịt, màu sắc lòe loẹt, chưa kể có thêm các hiệu ứng chuyển động… che hết thông tin bạn muốn đọc, thậm trí có những trang web không cho phép tắt chúng đi thì khách hết sức khó chịu và chỉ muốn thoát ngay khỏi trang web đó.
12. Thiếu Video mô tả hay hướng dẫn về sản phẩm
Video cũng là một cách rất hữu ích và độc đáo giúp giữ chân khách hàng trên trang cũng như tăng doanh thu bán hàng.
Bạn nên đầu tư làm những video có chất lượng cao về cả âm thanh lẫn hình ảnh để đảm bảo người xem sẽ thích thú với video của bạn. Chắc chắn thời gian truy cập website của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn sử dụng video nhiều hơn.
13. Website khó tìm
Nếu domain, địa chỉ web của bạn khó nhớ, lắt léo và khó tìm kiếm trên Google thì chắc chắn sẽ chẳng có ai nhớ và muốn vào lần 2 vì nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.
Cần đảm bảo trang web của bạn dễ dàng được tìm thấy bởi các cơ chế tìm kiếm và người tiêu dùng thì mới hi vọng có người truy cập và tương tác.
14. Không có phiên bản thân thiện trên thiết bị di động
Nếu website của bạn không hiển thị và hoạt động tốt trên thiết bị di động thì doanh nghiệp đã mất một tập lớn độc giả trực tuyến đang tăng trưởng.
Điện thoại di động hiện nay đang gia tăng, khách hàng mua bán, tìm kiếm qua điện thoại di động ngày càng lớn, vậy thì nếu bỏ quên thị trường này, bạn đã tự thu hẹp thị trường của mình.
15. Thời gian load website chậm
Nếu một website chứa đựng nội dung rất hấp dẫn, trang web đó cũng có thể gặp tình trạng có tỷ lệ từ chối (bounce rate) cao nếu không đáp ứng được yêu cầu của độc giả về tốc độ truy cập nhanh.
Khi những file ảnh trên website của bạn không được tối ưu, kích thước quá lớn sẽ dẫn đến website của bạn chạy chậm như “Rùa” và độc giả thì đa phần đều thiếu kiên nhẫn và họ sẽ tắt website của bạn đi thay vì chờ đợi mỏi mòn.
16. Không sử dụng marketing quảng cáo
Nếu bạn lập website xong mà không sử dụng phương pháp hỗ trợ nào giúp quảng cáo đến người dùng thì website của bạn sẽ chỉ mốc rêu mà thôi.
Hãy sử dụng các phương pháp Online Marketing để tiếp cận người dùng Internet như qua mạng xã hội như Google+, Facebook… và các diễn đàn (forum). Hoặc áp dụng các phương pháp khác như Email Marketing, SEO, trả tiền quảng cáo theo click như Google Adwords (hình thức PPC – Pay Per Click)… để nhiều người biết đến trang web của bạn hơn7
16. Không có sự chuẩn bị tốt cho sản phẩm và dịch vụ cung cấp
Có một số trường hợp sau khi doanh nghiệp đã có website và được marketing tốt. Lượng người dùng và khách hàng đã tăng đột biến khiến cho doanh nghiệp đó không thể đáp ứng kịp các nhu cầu khách hàng, không có đủ nhân lực cần thiết, không có quy trình và các phương pháp quản lý phù hợp…
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ quá tệ sẽ khiến cho những khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ cảm thấy không hài lòng. Từ đó họ sẽ không muốn quay trở lại với bạn nữa.
[…] kinh doanh online, bạn nên đầu tư xây dựng cho cửa hàng hay doanh nghiệp của mình một website thật sự chuyên nghiệp. Website sẽ tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của bạn và là nơi tìm kiếm, […]
[…] trung vào di động, kết hợp website bán hàng với mạng xã hội, có công cụ phân tích dữ liệu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp […]
[…] đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và […]
[…] thân quen, bạn bè hoặc quảng cáo trên Facebook, bạn cũng có thể lập một website bán hàng để đưa hình ảnh sản phẩm lên và mô tả chi tiết về sản phẩm để […]