4 tiêu chí cần biết nếu muốn tạo một slogan hoàn hảo

0
1228

Trong kinh doanh, slogan có vai trò thể hiện sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc nhiệm vụ của một công ty, và nó được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Tạo ra một slogan độc đáo, đắt giá, lưu giữ trong tâm trí của mọi khách hàng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là một số tiêu chí không thể bỏ qua khi đánh giá và sáng tạo slogan.

1. Khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu tối thượng của mọi thương hiệu là “khác biệt”. Nếu thương hiệu của bạn nhạt nhòa trong vô vàn những thương hiệu trên thị trường thì đừng kỳ vọng khách hàng có thể nhớ và yêu sản phẩm của bạn.

Hãy nói cho khách hàng biết sản phẩm của bạn khác biệt ở điểm nào. Đó có thể là khác biệt về chức năng, khác biệt về cảm xúc hoặc mang lại một lợi ích khác cho khách hàng mà đối thủ không có.

Ví dụ Lavie đóng đinh được từ “thiên nhiên” trong tâm trí khách hàng, thì Aquafina chiếm giữ từ “tinh khiết”.

2. Mang lại liên tưởng tích cực cho khách hàng mục tiêu

Muốn khách hàng nhớ thương hiệu của mình hãy mang lại cho họ cảm xúc tích cực. Những câu slogan khơi gợi được cảm xúc, tạo được liên tưởng tốt sẽ dễ đi vào lòng người. Đặc biệt cần tránh những câu có thể gây hiểu lầm, hiểu sai, hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.

Nếu sản phẩm của bạn là thực phẩm, hãy dùng những câu từ khơi gợi đến việc ăn uống, nội trợ, nấu nướng hoặc kích thích vị giác kiểu như “ngon từ thịt, ngọt từ xương” … Sản phẩm của bạn cao cấp thì ngôn từ, âm điệu của slogan cần mang lại cảm nhận về sự sang trọng đối với người nghe.

3. Thể hiện nhận biết ngành nghề

Khi startup một doanh nghiệp mới, sản phẩm mới, slogan của bạn cần thể hiện được ngành nghề của thương hiệu. Trường hợp thương hiệu của bạn không mới nhưng chưa được khách hàng nhận biết thì cũng cần ưu tiên nói về ngành nghề trong slogan.

Khách hàng cần biết sản phẩm của bạn là gì trước khi biết nó nổi trội về điểm nào.

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, có thể dùng những từ ngữ liên quan đến ngành như “xây dựng”, “kiến thiết”… để thể hiện ngành nghề của mình.

4. Dễ nhớ

Muốn đóng đinh trong tâm trí khách hàng thì slogan đừng quá dài. Ngoài ra, từ ngữ phức tạp sẽ gây khó hiểu, khó nhớ vì vậy hãy ưu tiên dùng từ phổ biến.

Con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đóng đinh một từ vào tâm trí khách hàng là dùng từ đơn giản, phổ biến, dễ hiểu đến mức ai cũng có thể hiểu được.

Ngoài những tiêu chí này, dù bạn tự phát triển slogan hay thuê copywriter, agency thì trước khi đánh giá slogan bạn nên trả lời 2 câu hỏi:

1. Bạn muốn khách hàng nhớ về điều gì của sản phẩm hay thương hiệu của bạn?

2. Làm thế nào để khách hàng nhớ slogan của bạn như cách chúng ta vẫn nhớ đến “Nâng niu bàn chân Việt”, “Nói theo cách của bạn”, “Think different”…

Một nguyên lý không bao giờ cũ: Simple is the best. Vì vậy, đừng phức tạp một điều đơn giản. Hãy diễn đạt những vấn đề phức tạp bằng ngôn từ đơn giản nhất, dễ nhớ nhất. Đó mới là thách thức thực sự của người sáng tạo slogan.

4 tiêu chí cần biết nếu muốn tạo một slogan hoàn hảo
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here