Cốt lõi trong tinh thần kinh doanh của bà Trần Kim Anh là KHÔNG DỪNG LẠI.
Tục ngữ có câu: “Làm người phải giữ chữ tín”, bà đã bán nhà, từ một bà chủ trở thành người bày sạp hàng và dành ra 10 năm để trả hết món nợ của mình.
Lưng ngày một còng, bà Trần Kim Anh đã trải qua những gì trong suốt cuộc đời của mình?
Khởi nghiệp vào những năm cuối đời và thành công thần kỳ
Cốt lõi trong tinh thần kinh doanh của bà Trần Kim Anh là KHÔNG DỪNG LẠI. Bà nghỉ hưu tại một trung tâm y tế ở tuổi 49. Ở cái độ tuổi có thể tận hưởng cuộc sống an nhàn, bà Trần Kim Anh đã quyết định khởi nghiệp với số vốn 3000 tệ (khoảng hơn 10 triệu đồng) trong tay.
Nghĩ là làm, bà Trần Kim Anh đi ra chợ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, sau khi nhìn quanh, bà phát hiện trong chợ bán đủ thứ, nhưng lại có rất ít sản phẩm lông vũ dành cho người trung niên và người già.
Bà Trần Kim Anh quyết định đặt mục tiêu với 3.000 nhân dân tệ làm vốn, bà thuê một căn nhà riêng ở ngoại ô, vay tiền mua một số máy móc và bắt đầu tuyển dụng công nhân.
Ban đầu, quy mô nhỏ, chỉ có chục công nhân, sản lượng hàng năm chỉ hơn 40.000 bộ, giá gốc của Chen Jinying là từ 100 tệ đến 200 tệ (khoảng 350 ngàn – 700 ngàn đồng), sản phẩm chất lượng cao và giá rẻ đã nhanh chóng lấy lòng được thị trường, công việc kinh doanh của bà cũng nhờ vậy vô cùng phát đạt.
Niềm vui thành công khi khởi nghiệp đã khiến bà Trần Kim Anh mở rộng quy mô nhà máy, sản phẩm của bà có mặt ở nhiều nơi hơn. Tuy nhiên, đối với một công ty có nền tảng không ổn định, việc mù quáng mở rộng sẽ tối đa hóa giá trị rủi ro.
Bà Trần Kim Anh đã không nhận ra điều này. Bà không ngờ rằng thị trường sẽ thay đổi nhanh chóng, năm 2012, quỹ của công ty bị thắt chặt và phản ứng đầu tiên của bà Trần Kim Anh là đến ngân hàng để vay tiền, nhưng các công ty bị đứt dây chuyền vốn không còn đủ điều kiện để trả nợ.
Để trả lại số tiền, bà Trần Kim Anh chỉ có thể bán nhà máy trị giá 15 triệu nhân dân tệ với giá 9 triệu nhân dân tệ. Nghĩ đến việc làm lại từ đầu, bà lấy số tiền còn lại và dẫn theo một số nhân viên cũ vẫn sẵn sàng đi theo mình tới một thành phố mới thuê nhà xưởng để tiếp tục sản xuất.
Nữ thần may mắn lúc này không ở phía bà, những chiếc áo khoác mới sản xuất không bán được, chỉ có thể chất thành đống trong nhà máy.
Không bán hàng thì không kiếm được tiền. Trong dịp Tết Nguyên Đán năm đó, bà Trần thậm chí còn không thể trả lương cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, mọi người vẫn quyết định đi theo bà mà không phàn nàn vì sự tin tưởng mà họ dành cho bà. Bản thân bà cũng cảm thấy mình không thể để người khác về nhà tay trắng.
Mở sạp bán hàng
Trong lúc túng quẫn, bà Trần bỗng nghĩ, nếu không bán được hàng, vậy thì bà sẽ ra chợ để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong những thập niên huy hoàng, người ta vẫn cho rằng bà Trần là một sếp nữ thành đạt, liệu bà có thể buông bỏ thể diện để dựng một sạp bán hàng ngoài đường?
Bà đã làm điều đó. Đứng trước lương tháng của những người đi theo mình, thể diện không đáng một xu. Bà đã tìm được một địa điểm thích hợp trên một con phố nhộn nhịp, đứng đó hàng ngày để bán áo khoác.
Giá cả của áo lúc này đều đã được giảm xuống, 50 tệ hay 70 tệ, bà đều bán, dù vốn cần bỏ ra để làm là 90 tệ, có cầm được tiền trong tay, nhân viên của bà mới có tiền.
Sau nhiều ngày bán hàng, cuối cùng bà cũng thu được 120.000 tệ (khoảng 420 triệu đồng) trước khi Tết đến. Bà Trần không giữ lại một xu nào cho mình, bà dùng số tiền đó để trả cho nhân viên của mình.
Nhưng như vậy không có nghĩa là bà Trần đã có thể yên tâm vì công ty vẫn còn mang số nợ hơn 20 triệu tệ (khoảng 70 tỷ đồng), số tiền bán nhà máy chỉ có thể dùng cho mục đích khẩn cấp, bà đã trả được một phần, số nợ còn lại vẫn đè nặng lên vai bà.
Khi đó, bà Trần 80 tuổi. Một số người thấy bà đáng thương và khuyên bà nộp đơn xin phá sản để không phải trả số nợ còn lại.
Tuy nhiên bà Trần đã không lựa chọn làm điều này, ngay cả khi chủ nợ thông cảm với tuổi tác của bà đồng thời đề nghị: “Nếu không trả hết được thì hãy quên đi”, bà vẫn kiên quyết lắc đầu.
Trả nợ là chuyện đương nhiên, bà Trần không cho rằng tuổi tác của mình có thể là lý do để không trả nợ. Chỉ cần còn có thể di chuyển, bà sẽ trả số tiền mình nợ.
Các nhân viên cũ nhìn thấy sự kiên trì của bà, cảm động trước sự chân thành của bà nên dù lương không cao, họ vẫn lựa chọn ở lại xưởng sản xuất.
Cứ như vậy, vào ngày 5 tháng 2 năm 2021, bà Trần cuối cùng cũng đã trả xong món nợ cuối cùng của mình, cái tên cuối cùng trong danh sách trả nợ bị gạch bỏ. Ở tuổi 90, cuối cùng bà cũng thoát khỏi cảnh nợ nần.
Ban đầu, người ta chỉ cảm động trước sự chính trực của bà Trần Kim Anh, tuy nhiên, những phẩm chất quý giá khắc sâu trong bà không chỉ là sự chính trực mà còn là sự vị tha.
Trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, bà trợ cấp học sinh nghèo đi học, hỗ trợ người già trong viện phúc lợi và cả những nghĩa cử cao đẹp khác. Trong suốt những năm sự nghiệp của mình, số tiền quyên góp của bà Trần đã lên tới con số 1.8 tỷ đồng. “Nếu có thể giúp đỡ người khác, hãy giúp đỡ họ”, bà nói.
Trong thời đại mà có một bộ phận người làm giàu bất chấp, sự xuất hiện của bà Trần Kim Anh cho thấy phong thái của một doanh nhân, ý nghĩa của sự trách nhiệm, sự chính trực và đạo đức trong làm nghề. Khi bạn đối xử chân thành với mọi người, cơ hội sẽ không bao giờ thiếu.
Ngọc Tú