Hoàng Nhật Linh (22 tuổi) khi còn ngồi trên ghế giảng đại học Kinh tế (Huế) vẫn luôn trăn trở để tìm đường đi cho tương lai.
Loanh quanh kiếm tìm nhiều lắm nhưng Linh vẫn không biết mình muốn gì, trong khi chuyên ngành cô học lại thiên về kiểm toán. Trong một khóa học tại Hà Nội, Linh được gặp thần tượng của mình – thầy Robert Kiyosaki, cũng là tác giả quyển sách “Dạy con làm giàu”. Sau khóa học, tư duy của thầy làm cô thay đổi nhiều.
Linh quyết định bảo lưu một năm học để làm kinh doanh cũng như tìm kiếm con đường mà mình yêu thích.
Bắt tay vào làm, với số vốn 10 triệu đồng, ý tưởng một quán ăn vặt vỉa hè được ra đời. Chỉ với một số tấm mái che, bàn nhựa và bếp gas nhỏ, Linh mở ra “đứa con” đầu tiên của mình. Thế nhưng, theo thời gian quán ăn không còn hút khách như trước. Linh quyết định sẽ mở một quán ăn lớn hơn.
Theo các chỉ dẫn của một số anh chị khác, Linh tìm đến một quán cà phê nhỏ ở trong hẻm và ngỏ ý muốn sang quán từ chủ cũ. Dù địa điểm không tốt như bán vỉa hè nhưng vì là quán trà sữa và đồ ăn vặt nên cần một chỗ “sang trọng” hơn để có thể đánh vào những khách lớn tuổi. Linh một lần nữa bắt tay xây lại quán và kinh doanh.
Thế nhưng, dù quán hoạt động ổn định nhưng mặt bằng lại có trục trặc, cộng thêm những vấn đền phát sinh khác khiến cô quyết định từ bỏ. Đây cũng là giai đoạn khủng hoảng rất nhiều cho Linh vì gia đình không ủng hộ sau 2 lần thất bại.
Gia đình quyết định không giúp Linh nữa vì đã thất bại đến 2 lần rồi mà. Linh cũng cảm thấy rất buồn và thất vọng nhưng vì vẫn quá yêu thích kinh doanh, lại chạy đi vay mượn bạn bè người quen để ‘chiến’ tiếp.
Bài học lớn nhất Linh rút ra đó là “vấp ngã ở đâu thì mình đứng lên ở đó”, bên cạnh đó là việc sẵn sàng học hỏi từ các anh chị thành công khác. Những bài học và kinh nghiệm từ họ tiếp thêm cho Linh rất nhiều động lực. Nhờ thế mà cô quyết định định hướng lại hướng đi. Vẫn nhắm tới kinh doanh ăn uống nhưng thay vì dàn trải rất nhiều lứa tuổi, Linh chỉ đánh vào phân khúc giới trẻ.
Để chuẩn bị cho dự án thứ 3, cô đi rất nhiều. Trước khi bắt tay, Linh đi Hà Nội, Sài Gòn, thậm chí ở lại đó một thời gian để tìm hiểu, học làm để tạo thành những công thức riêng cho món ăn của mình. Sau một thời gian chạy vạy, nữ sinh ĐH Huế tìm được nguồn cung thực phẩm sạch tại Hà Nội và Sài Gòn và quán Mì cay 12 cấp độ ra đời. Gia đình cũng ủng hộ và coi như là “cơ hội cuối cho Linh”.
Đến lần này Linh chuẩn bị tâm thế rất kỹ nên trận này thắng lớn. Thừa thắng xông lên, cô mở thêm một chi nhánh ở Đà Nẵng. Giờ mọi người đều biết đến món ăn của Linh.
Hiện, Linh là một trong số ít bạn trẻ ở Huế sở hữu 3 địa điểm đồ ăn vặt và trà sữa tại những địa điểm “đắc địa”. Ngoài quán ăn Hàn Quốc dành cho giới trẻ tại cố đô, Linh đã mở thêm một chi nhánh tại Đà Nẵng. Các địa điểm đều hút khách và chật kín bàn mỗi ngày.
Không ngần ngại khi được hỏi, Linh khẳng định mình kinh doanh theo trào lưu bởi “phải theo trào lưu mới kinh doanh được”. Cô không sợ sẽ mất sạch khách khi trào lưu qua đi.
Ngoài tự mình vận hành chuỗi quán ăn, Linh đã nhượng quyền thương hiệu cho một số địa điểm tại các tỉnh phía Bắc như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Hà Nội… Bên cạnh đó, cô vẫn duy trì một quán ăn hải sản tại Đà Nẵng.
Công việc chính là kinh doanh nhưng Linh vẫn làm các vị trí khác như hỗ trợ kinh doanh cho những người có tâm huyết và nhu cầu, tư vấn kinh doanh cho các bạn mới khởi nghiệp.
Linh chia sẻ: “Nhìn mọi người bắt đầu mình lại nhớ mình của mấy năm trước. Nên nếu các bạn cần hỗ trợ hay đưa ra lời khuyên tư vấn mình rất sẵn lòng”.
Hiện, cô chủ nhỏ này có thu nhập mỗi tháng lên hơn 50 triệu đồng. Số tiền này Linh lại đưa hết cho mẹ giữ để tiếp tục thực hiện các dự án ở nhiều nơi.
“Mục tiêu đặt ra là Linh sẽ mở 4, 5 quán ăn trong cuối năm nay. Ngoài ra, không chỉ là món ăn vặt, Linh sẽ còn lấn sân sang kinh doanh thời trang và các dự định bí mật khác trong thời gian tới.
[…] mỳ cay 7 cấp độ, mỳ bay đang là món khiến các bạn trẻ Sài Gòn “đứng ngồi không […]