Có thể nói, mạng xã hội (MXH) đang dần chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người, nhất là các bạn trẻ.
Với hàng chục triệu người dùng, cùng lượng truy cập thường xuyên lên tới vài giờ mỗi ngày, đồng thời độ tuổi trung bình người dùng vào khoảng 18 – 34 tuổi, mạng xã hội không chỉ là nơi tiếp nhận thông tin, giao tiếp với bạn bè, mà còn là một môi trường kiếm tiền hoàn hảo.
Sự phát triển của các phương thức truyền thông mới đang tạo ra các cơ hội kiếm tiền mới, không cần phụ thuộc vào ai. Nếu có khả năng bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền khủng với những nghề mới toanh sinh ra cùng mạng xã hội.
1. Kiếm tiền khủng từ status trên MXH của các ca sĩ, MC hay các ngôi sao giải trí
Với số lượng người theo dõi khủng hàng trăm nghìn hoặc thậm chí vài triệu người, mỗi thông điệp đăng trên trang cá nhân hoặc fanpage sẽ lan tỏa rất rộng trên mạng xã hội, và đây chính là cơ hội quảng bá tốt cho nhiều nhãn hàng.
Bên cạnh các ngôi sao giải trí thì còn có các “ngôi sao online”, nổi danh nhờ các bài viết được nhiều người chia sẻ. Mỗi status của các facebooker này có hàng nghìn người like và hàng trăm comment.
Khi có nhiều người đọc, sẽ có các nhãn hàng tìm đến, không chỉ để quảng bá sản phẩm qua những status của chủ nhân mà thậm chí có cả những hợp đồng định hướng truyền thông, hoặc xử lý (hay tạo) rắc rối truyền thông với giá trị không nhỏ. Các status này không nhất thiết phải do chính người đó viết mà có thể là do đơn vị chạy truyền thông cung cấp.
Nếu không phải là người nổi tiếng hay ngôi sao, bạn hoàn toàn có thể khiến các nhãn hàng chú ý nếu gây chú ý với những bài viết sành sỏi, thể hiện sự hiểu biết hoặc hài hước của mình. Nhất là khi Facebook của bạn được nhiều người kết bạn, theo dõi lớn và lượt thích/bình luận trên mỗi status cao. Rất nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội từ nhiều lĩnh vực khác nhau, họ không phải là những ngôi sao nhưng vẫn “hái ra tiền” từ dịch vụ này.
2. “Viết bình luận” thuê trên các diễn đàn, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook
Trong thời đại của internet, mỗi khi muốn tìm hiểu một vấn đề, điều đầu tiên bạn làm là lên mạng tìm kiếm. Khi thấy một thông tin được nhiều người bàn luận, xác nhận rằng sản phẩm dịch vụ này họ đã dùng qua và đánh giá tốt, bạn yên tâm là nó tốt và tin tưởng sử dụng.
Có khi nào bạn nghĩ rằng, tất cả những lời khen ngợi ấy đều xuất phát từ một người hoặc từ những người được trả tiền để làm việc đó? Rất nhiều seeder sử dụng phương pháp lập nhiều nick ảo khác nhau trên mạng, tạo nên một cuộc trò chuyện ảo để lôi kéo nhiều thành viên khác tham gia và hướng họ theo ý muốn của mình.
Seeding dịch đúng nghĩa từ tiếng Anh là ươm mầm, gieo mầm. Những người làm forum seeding, online seeding cũng được coi là người gieo mầm.
Trên mảnh đất màu mỡ internet, các seeder gieo mầm thông điệp lên các diễn đàn, các website, blog, các mạng xã hội, tạo nên dư luận, lôi kéo nhiều người, từ đó truyền tải được thông điệp có lợi cho thương hiệu của họ.
Theo chia sẻ của nhiều đơn vị thầu “seeding” hiện tại, seeding có thể trải dài trong tất cả các lĩnh vực, từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như sữa, bỉm, gạo,… tới dịch vụ, giải trí cấp cao như xem film, đi máy bay hay thậm chí là tư vấn xây dựng, mua nhà.
Để thuê các nhóm seeder này thực hiện viết “comment thuê”, ban truyền thông của các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn, với mức giá có thể lên tới 15.000 đồng/comment.
Với sản phẩm lĩnh vực chuyên sâu như tài chính, ngân hàng, sức khỏe thì còn buộc người làm seeding phải có kiến thức chuyên môn sâu mới làm được.
3. Quản trị viên mạng xã hội
Nghề truyền thông trực tuyến là nghề mới xuất hiện vài năm gần đây. Nghề này ra đời từ sự xuất hiện của các trang như Facebook, Twitter, LinkedIn và đang lan rộng sang các nền tảng khác và thực sự đang rất hot.
Các công ty tìm kiếm các quản trị viên truyền thông trực tuyến cả trong và ngoài nước để nâng cao hình ảnh và đánh bóng tên tuổi của mình.

4. Chụp ảnh sản phẩm, food stylist
Trên mạng xã hội, muốn thu hút khách hàng buộc phải có ảnh đẹp và hấp dẫn, do đó các nhãn hàng đã đầu tư một số tiền không nhỏ cho những thợ chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp và Food Stylist – nghề trang điểm, tạo kiểu dáng món ăn ra đời như một xu hướng tất yếu, tạo trào lưu về một nghề mới đầy thú vị cho giới trẻ. Food Stylist không nhất thiết phải là người nấu ăn giỏi nhưng cần có trình độ nhất định về ẩm thực và nghệ thuật sắp đặt.
Nhu cầu quảng cáo liên quan đến đồ ăn, thức uống rất nhiều, đó chưa kể các chương trình thay đổi hình ảnh cho các sản phẩm cũ, do đó đòi hỏi stylist phải liên tục sáng tạo, thu hút càng nhiều người trên mạng xã hội đến cửa hàng càng tốt vì ảnh thức ăn cuốn hút họ.
5. Viết ứng dụng trên mạng xã hội
Nghề viết ứng dụng trên mạng xã hội đang là “cơ hội vàng” cho các lập trình viên kiếm tiền.
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng trên mạng xã hội khá đa dạng, không chỉ dừng lại ở các ứng dụng trò chơi như thời kỳ ban đầu mà còn yêu thích nhiều ứng dụng tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, học tiếng Anh, chia sẻ tập tin, đọc sách trực tuyến…
Bên cạnh đó, khi fanpage trên mạng xã hội dần trở thành kênh truyền thông, quảng bá, kinh doanh của các nhãn hàng thì một loại ứng dụng mới phát sinh được gắn trực tiếp vào fanpage phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp như bán vé, tổ chức quay số trúng thưởng, nhận quà… (tạm gọi là ứng dụng kinh doanh) cũng xuất hiện.
Nhiều mạng xã hội như Zing Me, Go.vn, Facebook đã triển khai chiến lược nền tảng mở, công khai các hàm API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà phát triển ứng dụng để cùng viết ứng dụng và chia sẻ doanh thu.
Có rất nhiều nghề mới khác sinh ra cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, gây sức ảnh hưởng lớn đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Hãy nhanh chân nắm bắt và tận dụng khả năng của bản thân để hái ra tiền mà không cần phụ thuộc vào ai.
[…] trách nhiệm thuộc về marketing như quản lý mạng xã hội, viết nội dung và quản lý chiến dịch khó có thể đạt được kết quả mong […]
[…] dụng “Cộng đồng nhân ái” hoạt động dưới dạng một mạng xã hội thu nhỏ. Tại đây mọi người có thể đăng tải địa điểm cần trợ giúp, […]