Startup Cuyana khuyến khích chị em mua đồ “ít hơn, tốt hơn”

1
922

Karla Gallardo và Shilpa Shah tung ra Cuyana, một startup bán lẻ năm 2013 với mô hình kinh doanh dựa trên tiêu chí: chất lượng hơn số lượng và bán trực tiếp sản phẩm từ cơ sở thủ công ở khắp nơi tới tận tay người tiêu dùng.

Ý tưởng kinh doanh này bắt nguồn từ việc Gallardo nhớ lại thời thơ ấu ở Ecuador, những người xung quanh không có thu nhập cao, nên họ chỉ mua những thứ họ thực sự cần hoặc quá yêu thích. Cha mẹ của Gallardo cũng là người khá chi li khi mua hàng, trước khi mua món đồ nào đó, họ sẽ “săm soi” độ tinh xảo, độ bền, thậm chí phải bền đến mức thế hệ sau cũng có thể dùng.

Mười năm sau, khi Gallardo đi học ở Mỹ, cô đã mua rất nhiều đồ, chủ yếu hàng rẻ tiền – cái giá mà sinh viên nghèo cũng có thể chấp nhận được. Nhưng cô không tìm được cảm giác thỏa mãn. Hầu hết các sản phẩm dường như được thiết kế chỉ để mặc vài bữa, trong khi hàng tốt thực sự lại là thứ xa xỉ, với mức giá không thể với tới.

Karla Gallardo và Shilpa Shah
Karla Gallardo và Shilpa Shah

Gặp được Shilpa Shah ở trường đại học, cả hai bắt tay xây dựng ý tưởng giải quyết nỗi khó chịu đó. Và startup Cuyana ra đời.

Với tiêu chí chất lượng hơn số lượng, hai đồng sáng lập của Cuyana, Shilpa Shah và Karla Gallardo cho rằng có cách để khiến hàng hóa chất lượng mà mức giá lại phải chăng hơn và tái định hình lại quá trình sản xuất hiện có.

Thay vì sản xuất hàng rẻ có thể thay thế mà người tiêu dùng đang tìm kiếm, họ phải trau dồi một nhóm người tiêu dùng mới, những người hiểu rằng một tủ quần áo quá nhiều đồ lựa chọn không bằng một tủ quần áo với ít đồ, có thể đắt hơn, nhưng thật sự trân trọng.

Ban đầu, Cuyana rất khó giải thích ngắn gọn điều họ muốn hướng tới với khách hàng. Cuối cùng họ đã tìm ra ngôn từ phù hợp chuyển tải thông điệp đến khách hàng khi quảng cáo: “Ít hơn, tốt hơn” (Fewer, better things).

Cuyana đã và đang tiếp tục khuyến khích một lối sống đơn giản: phụ nữ chỉ dành tiền cho những thứ họ thực sự yêu. Gallardo và Shah đã mệt mỏi với cơ chế mua sắm của văn hóa Mỹ và tin rằng những phụ nữ khác cũng vậy.

“Người Mỹ đang ngập đầu trong đồ đạc”, Gallardo nói, “Chúng tôi muốn thúc đẩy một cuộc sống mua ít hơn song mua một cách có ý nghĩa.”

Hình ảnh 1 cửa hàng Cuyana
Hình ảnh 1 cửa hàng Cuyana

Thương hiệu này tìm cách gạt đi sự đau đầu mà các thương hiệu giá rẻ tạo ra từ những chiếc áo 2 USD hay quần jeans 5 USD. Với mỗi đơn hàng, công ty gửi đến khách chiếc túi tái sử dụng và khuyến khích họ gửi lại những bộ đồ không dùng đến nữa. Cuyana thu gom quần áo không mong muốn và chiết khấu 10 USD cho hóa đơn mua hàng tiếp theo.

Sự phát triển của Cuyana còn được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa “gọn hơn tốt hơn”. Nhờ đó, nhiều phụ nữ đã giảm tải được sự lộn xộn trong tủ quần áo của mình. Thậm chí, còn có cả ứng dụng như Capsules giúp phụ nữ có thể cắt giảm tủ quần áo xuống mức tối thiểu.

Startup Cuyana khuyến khích chị em mua đồ “ít hơn, tốt hơn”
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here