Bí quyết của tiệm bánh Nhật 65 năm khách xếp hàng từ 4h sáng

0
1293

Đây là minh chứng rõ nhất cho triết lý kinh doanh: “Nếu làm hãy làm ra sản phẩm hoàn hảo nhất, nếu không thì đừng làm nữa”!

Tiệm bánh Saredo Yokan sau này có tên là Ozasa được mở ra tại Kichijoji, Nhật Bản vào năm 1951. Đến nay, lịch sử của hiệu bánh đã trải qua 65 năm.

Cửa hàng nhỏ rộng chỉ 6 mét vuông và chỉ trung thành bán duy nhất 2 loại bánh là monaka sốt đậu đỏ hoặc đậu trắng và bánh thạch nhân đậu yokan. Tuy nhiên 2 loại bánh này mang lại cho cửa hàng doanh thu lên đến hơn 160 triệu yên mỗi năm.

Số lượng Bánh Yokan Ozasa (bánh thạch nhân đậu) có hạn, mỗi ngày có 150 chiếc, mỗi người chỉ được phép mua 3 cái. Rất nhiều người từ 4 – 5 giờ sáng đến xếp hàng. Vào ngày nghỉ, có người 1 giờ đêm tới xếp hàng. Tình trạng xếp hàng này đã kéo dài suốt 46 năm qua mà mọi người đều sẵn sàng xếp hàng đến mua, không một lời phàn nàn.

Quy định xếp hàng và mua hàng cũng rất ngặt nghèo: Khách đến phải lấy số, không được đứng chắn cây ATM, che máy bán hàng tự động, gây cản trở giao thông, nói chuyện ồn ào. Mỗi người mỗi ngày chỉ được 1 suất mua 3 chiếc. Khi mua được nhận phiếu mua hàng và hóa đơn.

Cửa hàng luôn có quy định rõ ràng: Không một ai, kể cả Thủ tướng hay bất kỳ thành viên nội các nào, được quyền ưu tiên không phải xếp hàng.

Bí quyết ở đây là gì? Đó chính là chất lượng, hương vị của chiếc bánh truyền thống làm ra. Bánh luôn phải đảm bảo đúng quy chuẩn và sự tươi ngon. Cũng từ 5h sáng, khi những người khách đầu tiên xếp hàng bên ngoài thì những người chủ bên trong cũng đang tất bật chuyển bánh, xếp bánh cho một ngày bán hàng mới.

Bánh Yokan
Bánh Yokan

Bà Atsuko Inagaki thừa hưởng cửa hàng bánh từ cha mình cách đây khoảng hơn 10 năm. Bà kể lại, ông cụ dạy rằng, người nghệ nhân mỗi khi bước vào làm bánh thì hãy quên hết thế giới bên ngoài, chỉ chuyên tâm vào những chiếc bánh thạch mà họ làm ra.

Cha bà luôn nhắc bà rất nhiều về việc đảm bảo nguồn đậu, nước, nguyên liệu thạch chuẩn nhất cho khách. Kể cả nguồn nhiên liệu đốt nóng là than củi cũng phải được người trong gia đình kiểm soát cẩn thận hàng ngày để đảm bảo sự hoàn hảo.

Khi làm bánh, bà luôn phải rửa mặt, uống một cốc nước lạnh, cột tóc lên cao và đội mũ trùm để không một sợi tóc mảnh mai hay giọt mồ hôi nào có thể rơi xuống nồi bánh. Sau đó, khoảng 2 bộ quần áo chuyên dụng luôn được chuẩn bị sẵn, cứ xong một mẻ bánh, bà sẽ thay một bộ quần áo.

Mỗi ngày gia đình chỉ nấu 3 nồi đậu, mỗi nồi đậu cần nấu đúng 10 tiếng rưỡi, chính vì vậy mỗi ngày chỉ có thể bán đúng 150 chiếc bánh thạch nhân đậu.

Doanh thu đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp Nhật
Doanh thu đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp Nhật

Hiện tại, giá mỗi chiếc bánh thạch nhân đậu là 675 yên (đã có thuế), mỗi ngày bán 150 chiếc, một tháng nghỉ 4 ngày, doanh thu từ bánh thạch nhân đậu của cửa hàng mỗi tháng ước khoảng xấp xỉ 2,65 triệu yên và một năm là 31,8 triệu yên.

Mỗi ngày cửa hàng bán ra 6.000 bánh monaka, giá trung bình khoảng 70 yên/cái, mỗi năm doanh thu từ bánh monaka đạt 131 triệu yên. Vậy tính chung, cửa hàng vị trí khoảng 6 mét vuông nhỏ xíu này mỗi năm mang lại doanh thu 160 triệu yên (khoảng 35 tỷ đồng) cho chủ, một con số mơ ước với rất nhiều doanh nghiệp Nhật.

Có lẽ chính sự tỉ mỉ và chân thành đó của người làm bánh đã khiến cho thực khách càng say mê món bánh của tiệm Ozasa hơn.

Bí quyết của tiệm bánh Nhật 65 năm khách xếp hàng từ 4h sáng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here