7 mô hình trang trại nuôi gà hiệu quả ở nông thôn

0
9059

Hiện nay phong trào mở trang trại nuôi gà ở nông thôn phát triển rất mạnh. Nuôi gà vốn không quá nhiều nhưng lợi nhuận kinh tế khá cao, là mô hình giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu.

Nếu có ý định làm trang trại nuôi gà tại nông thôn thì dưới đây là 5 mô hình bạn có thể tham khảo.

1. Mô hình nuôi gà ta thả vườn

Nếu có diện tích đất vườn nhà rộng rãi, lại đang trồng các loại cây ăn quả lâu năm thì hoàn toàn có điều kiện thuận lợi chăn nuôi gà. Nuôi gà ta thả vườn rất dễ chăm sóc, tận dụng khoảng đất đai rộng lớn, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh và đều; nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt.

Mô hình nuôi gà có hiệu quả kinh tế hơn chăn nuôi bò, lợn lại không tốn công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cám, lúa, bắp, rau xanh, tiết kiệm được chi phí, vốn đầu tư chuồng trại lại không cao, chủ yếu dùng các vật liệu như lưới thép B40, gạch chỉ xây chân tường, tre, gỗ tạp quanh vườn, bạt, nhưng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

Nếu chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn, ban đầu chỉ nên nuôi thử 200 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm.

2. Mô hình nuôi gà ta đẻ trứng

Trong các lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh từ mô hình nuôi gà đẻ trứng mang lại nhiều lợi nhuận có lợi cho nhà nông như thu lời theo ngày, dễ xoay vốn. Tuy vậy, không phải ai cũng làm giàu dễ dàng khi mở ra mô hình chăn nuôi số lượng lớn theo trang trại.

Việc chọn giống tốt sẽ khiến cho công việc chăn nuôi của bạn trở nên dễ dàng và gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu chọn giống không tốt sẽ khiến cho việc chăn nuôi của bạn khó khăn hơn và có thể dẫn đến thất bại. Khi chọn gà để nuôi cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, nếu nuôi lấy trứng nên chọn gà mái. Không cần gà trống gà mái vẫn đẻ trứng bình thường nhưng không nở được con do trứng không được thụ tinh.

Chú ý thu nhặt trứng thường xuyên nên để 1 quả mới đẻ lại làm mồi để lần sau gà lên đẻ tiếp nếu không chúng sẽ tìm chỗ khác để đẻ, không để nhiều trứng trong ổ nếu không gà sẽ có hiện tượng ấp bóng khi lấy trứng ra. Khi đó gà không đẻ nữa mà sẽ ấp ổ cả khi không có trứng. Cần phải tách chuồng không cho ấp và tăng cường dinh dưỡng cho gà đẻ trở lại. Môi trường nóng quá dễ gây hỏng trứng.

Trong quá trình nuôi gà đẻ trứng cần có quy trình phòng bênh cho gà  bằng các loại thuốc phòng cúm, tiêu chảy… để gà mạnh khỏe.

3. Mô hình nuôi gà ta trên sân cát

Gà trên cát ở một số địa phương như Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã trở thành một thương hiệu gà có chất lượng cao, có thể cung ứng cho các thị trường lớn như toàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng…

Ưu điểm của nuôi gà sân cát là mỗi khi trời mưa nước sẽ có chỗ thoát được, không giống sân xi măng, bệnh cầu trùng không có cơ hội phát triển. Mô hình này sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc chữa bệnh cho gà.

Tuy nhiên, sân cát cũng có nhược điểm là giữ nhiệt rất lâu, vào những ngày trời nắng, nhiệt độ sân cát rất cao có thể lên tới 40 độ C. Để khắc phục nhược điểm này nên trồng cây che mát một khoảng sân mát cho gà chơi.

Với mô hình nuôi gà trên sân cát thì loại gà ta sẽ thích hợp hơn gà công nghiệp, vì gà ta ưa vận động hơn. Gà như vậy cũng sẽ phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh.

Cát dùng để làm sân nuôi gà chủ yếu là dùng cát đen, vì cát đen có giá rẻ và giữ ẩm tốt hơn cát vàng. Bà con sau khi mua cát về có thể đổ trực tiếp vào sân chuồng. Tùy vào điều kiện của gia đình, đặc điểm địa hình khu chuồng trại mà mua khối lượng cát phù hợp.

Trung bình độ dày tầng cát từ 50 cm trở lên. Khu vực trũng phải đổ nhiều cát hơn khu vực có địa hình cao để sao cho độ cao từ bậc cửa chuồng xuống đến sân cát khoảng 10 cm là vừa, tránh cho gà phải vận động quá nhiều gây stress.

Cát là vật liệu có sẵn, dễ tìm dễ mua, thích hợp với nhiều địa hình khác nhau. Đặc biệt nuôi gà trên sân cát này rất phù hợp với những nơi ven sông, nguồn cát sẵn có, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng trại.

4. Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học

Nuôi bằng cách truyền thống thì gà rất dễ bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, mùi hôi thối từ chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nhưng khi thực hiện mô hình chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, tình trạng này được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp giảm hẳn, gà tăng trọng nhanh.

Đây là mô hình bạn được cấp giống và thực hiện đúng quy trình chăn thả, được hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại theo chuẩn quy định, được khuyến cáo vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống trước khi thả con giống từ 5-7 ngày, áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vac-xin, bảo đảm thức ăn đủ chất đạm, khoáng và vitamin… Định kỳ hàng tháng, Trạm KNKN cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và hướng dẫn cho gia đình tôi kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa phòng bệnh.

Các hộ tham gia mô hình nuôi gà ta thả vườn phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: có diện tích vườn, chuồng trại rộng, đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh học, bảo đảm không gây ô nhiễm trong khu dân cư. Ngoài ra, trước khi nuôi, các hộ còn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho gia cầm nói chung và phòng bệnh trên đàn gà nói riêng.

Mô hình này phù hợp với những hộ gia đình ít vốn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đồng thời góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

5. Mô hình nuôi gà thịt

Đã có nhiều mô hình nuôi gà thịt tương đối thành công và được áp dụng rộng rãi. Trong kinh nghiệm nuôi gà thịt người ta thường đặc biệt quan tâm tới khâu chọn giống bởi nhu cầu của thị trường hiện nay thích ăn gà chất lượng thịt thơm ngon, mẫu mã đẹp, giống gà phù hợp với nhu cầu như gà ri, gà mía, gà Vạn Phúc, gà Hồ, gà nòi, gà Đông Tảo, gà Lạc Thủy, gà tre, gà H`Mong, gà Tam Hoàng…

Nuôi gà thịt có thể tiến hành nhiều hình thức nuôi gà như: nuôi chuồng trại, nuôi thả vườn hay bán chăn thả đều được. Tuy nhiên hình thức nuôi thả vườn với thức ăn tự nhiên được thị trường ưu chuộng hơn là gà nuôi nhốt ăn thức ăn tổng hợp. Dù nuôi nhốt hay nuôi thả cũng cần có máng ăn cho gà, tránh không cho gà ăn giữa nên đất mất vệ sinh dễ bị nhiễm bệnh. Để có gà thịt ngon nên bổ sung thức ăn hữu cơ như ngô, lúa, sắn, rau xanh, bột cá và cát…

Thời điểm tiêu thụ lượng gà thịt nhiều nhất là vào dịp lễ tết hay mùa cưới hỏi. Vì vậy nên nhập đàn tính toán sao cho thời gian xuất chuồng trùng vào những thời điểm này. Thông thường lứa 1 nhập vào khoảng Tháng 12 bán vào tháng 3 là mùa lễ hội. Lứa 2 nhập tháng 3 bán khoảng tháng 6,7 là những tháng cưới hỏi. Lứa 3 nhập khoảng tháng 7-8 bán vào dịp tết.

6. Mô hình nuôi gà ta thả đồi

Chăn nuôi gà đồi thường mang đến chất lượng thịt thơm, dai và ngon do gà được vận động thường xuyên hàng ngày. Do đó, với những địa phương vùng núi, vùng trung du nên lựa chọn mô hình chăn nuôi gà này như một giải pháp làm giàu hiệu quả.

Chăn nuôi gà đồi là hình thức chăn thả tự do. Mặc dù gà đồi được nuôi chủ yếu theo hình thức thả tự do, tuy nhiên bà con vẫn cần phải bố trí hệ thống chuồng trại để nhốt gà vào buổi tối cũng như trong những ngày mưa bão.

Thức ăn có vai trò vô cùng quan trong quyết định đến sự thành bại của việc chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi gà đồi, nguồn thức ăn được lựa chọn kỹ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cân đối và phù hơp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như với mục đích của quá trình chăn nuôi.

Nên chọn con giống ở những cơ sở có độ tin cậy cao, gà bố mẹ có chất lượng giống tốt đã được tiêm phòng và đảm bảo miễn dịch các bệnh.

7. Mô hình nuôi gà nhốt chuồng

Nhốt chuồng hoàn toàn cũng là một mô hình được nhiều người lựa chọn. Nuôi nhốt gà với số lượng lớn, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn chăn nuôi, tiêm phòng bệnh giống như gà công nghiệp… nhưng đầu ra sản phẩm giống như gà thả vườn (gà ta). Đây là mô hình được nhiều nơi chọn lựa và đã cho hiệu quả cao.

Một trong những yếu tố quyết định đến việc chăn nuôi có đạt hiệu quả cao hay không đó là chuồng trại phải đảm bảo.

Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng dọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc v.v… phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo v.v…

Tốt hơn hết là dành một khoảnh đất vườn, đồi to nhỏ tuỳ điều kiện và quy hoạch thành trại nuôi gà có chuồng, có kho thức ăn, dụng cụ, được bao che bằng tường, lưới, có cổng, có nội quy ra vào. Xung quanh chuồng có thể trồng cây xanh tán rộng theo khoảng cách thích hợp) để có bóng mát nhất là cho mùa hè.

7 mô hình trang trại nuôi gà hiệu quả ở nông thôn
5 (100%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here