Mô hình kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rất nhiều nông dân địa phương của nước ta hiện nay đang áp dụng thành công những mô hình trang trại này.
Do đó, kinh doanh mô hình trang trại nông nghiệp khép kín VAC rất khả thi, vừa kinh tế, tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất vừa bảo vệ môi trường sống.
Dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị khi muốn phát triển mô hình VAC:
1. Tìm hiểu mô hình trang trại khép kín VAC (Vườn Ao Chuồng)
Trước khi làm mô hình VAC bạn phải dành thời gian tìm hiểu về nó và định hướng xem xét mình sẽ phát triển theo hướng nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để thành công trong mô hình vườn ao chuồng, bạn phải tìm hiểu thật kỹ mô hình mình chuẩn bị thực hiện và sự phối hợp giữa các giống cây, con phải tương thích thì mới mong mang lại hiệu quả cao, biết kết hợp chăn nuôi với các loại cây, con phù hợp, khi thực hiện mô hình không chạy theo phong trào, trước khi thực hiện mô hình phải nghiên cứu thật kỹ về kỹ thuật cũng như tìm đầu ra.
VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ ‘vườn’, ‘ao’ và ‘chuồng’. Trong khái niệm chung : ‘Vườn’ là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong vườn, ‘Ao’ là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Định nghĩa của VAC hiện nay khá mở rộng:
– V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng…
– A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển … với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba ba…
– C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò… Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn…
Bạn có thể tham dự các lớp tập huấn KHKT do Nhà nước tổ chức hoặc tự tìm tòi học hỏi thêm các thông tin KHKT từ các kênh thông tin khác cũng như trực tiếp đến các mô hình VAC ở địa phương cũng như tỉnh lân cận để học việc, học hỏi mô hình và những kinh nghiệm từ chủ trang trại, từ đó tự tin làm mô hình của mình, nên sản xuất ra những cái gì thị trường cần chứ không sản xuất ra cái mình đang có.
2. Chuẩn bị vốn
Vốn làm trang trại không hề nhỏ, tính bằng trăm triệu, thậm chí tiền tỉ, do đó bạn cần phải có nguồn vốn vững chắc, ngoài tiền bản thân cần huy động từ nhiều nguồn để có thể sản xuất chăn nuôi được thuận lợi hơn.
Số tiền vốn ban đầu để bạn chi cho việc thuê/mua đất trang trại; cải tạo đất, cải tạo nguồn nước, xây dựng chuồng trại, cơ sở vật chất ban đầu, mua con giống, cây giống, thức ăn chăn nuôi và các chi phí phát sinh khác…
Nên có chi phí dư ra để phòng trừ những việc phát sinh không mong muốn cũng như bước đầu làm mô hình VAC chưa có thu lãi về.
3. Đất làm trang trại
Để phát triển mô hình VAC, bạn nên ưu tiên chọn những thửa đất rộng lớn, xa khu dân cư là điều cần thiết nhất. Thông thường để làm mô hình VAC bạn cần diện tích vài ha trở lên, vị trí thuận lợi, nguồn nước thuận lợi cho tưới tiêu, ao chuồng cũng như giao thông thuận lợi, gần trục đường chính, tránh nơi quá xa xôi, vận chuyển khó khăn và tốn kém.
Nếu chọn làm trang trại ở những vùng đông dân cư, chẳng hạn khi đàn gia súc gia cầm bị bệnh thì việc chữa trị là rất khó khăn.
Khi mua hoặc thuê đất trang trại thì bạn nên chú ý các điều khoản trong hợp đồng kỹ càng và chú ý thời gian thuê lâu dài, tránh việc đang canh tác thuận lợi thì gặp rắc rối với đất đai.
Bạn có thể xem chi tiết hơn vấn đề này TẠI ĐÂY.
4. Kĩ thuật canh tác
Sau khi tìm được vị trí đất thuận lợi để lập nên trang trại thì bạn cần mạnh dạn đầu tư chuồng trại và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế chăn nuôi và kỹ thuật. Cần tìm hiểu thời tiết, khí hậu địa phương từng vùng để từ đó lựa chọn những con giống, cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển lớn mạnh của trang trại.
Bạn có thể học hỏi và nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của những đoàn hội, cơ quan khuyến nông trong khu vực để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình phát triển trang trại.
Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển kỹ thuật trang trại thì bạn cũng cần chú ý đến vấn đề cung và cầu trong thị trường nước ta hiện nay. Tránh tình trạng cung nhiều hơn cầu sẽ làm cho giá cả thụt giảm ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.
5. Chọn mua con giống, cây giống
Khi đã có cơ sở vật chất thì việc lựa chọn con giống, cây giống về bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi là điều rất quan trọng.
Về chọn giống gia cầm, gà ngan vịt, bạn có thể tham khảo như:
Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Chèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội): ĐT: (04) 8389773.
Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Vạn Phúc (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây): ĐT: (034) 825582.
Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng (Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương): ĐT: (0650) 751615 – 749270.
Công ty Gia cầm TP.HCM (43 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM): (08) 8833302 – 8833293.
Công ty Giống Gia cầm miền Nam (20 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM): ĐT: (08) 8235989.
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi (94/1056 Dương Quảng Hàm, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM): ĐT: (08) 8940988 – 9841115.
Trung tâm Phát triển Chăn nuôi miền Trung (420 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định)…
Mua gà giống xem chi tiết TẠI ĐÂY
Mua ngan vịt giống xem chi tiết TẠI ĐÂY
Mua cây giống, hạt giống xem chi tiết TẠI ĐÂY…