Nên làm gì sau khi khởi nghiệp thất bại?

0
1472

Khởi nghiệp chưa bao giờ là màu hồng. Thực tế có tới 95% các công ty khởi nghiệp thất bại.

Thất bại sẽ mang đến cho bạn nhiều sự tủi hổ, sự đau đớn về lương tâm và đôi khi còn mất đi động lực sống và làm việc. Không chỉ mất mát về tiền bạc, thất bại còn khiến bạn mất đi niềm tin, niềm tin từ gia đình và niềm tin của chính bạn vào bản thân mình.

Vậy khi khởi nghiệp bị thất bại, bạn nên làm gì?

Nhìn lại bản thân, sản phẩm/dịch vụ của mình

Trước tiên bạn nên thẳng thắn nhìn lại lý do tại sao mình thất bại như: Thiếu vốn, mô hình kinh doanh không phù hợp, không có khả năng thu hút khách hàng, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, không thu được lợi nhuận, hay thậm chí do tranh đấu nội bộ…

Bạn cần nhìn lại mình một cách kỹ càng, đánh giá thế mạnh, điểm yếu của bản thân. Thôi mơ mộng viển vông, thôi vẽ vời những mục tiêu dài hạn, lúc này cần đặt ra mục tiêu thực dụng nhất và cần thiết nhất: làm sao để có tiền, để có thể vượt qua thời khắc khó khăn này.

Không chỉ nhìn lại bản thân, sản phẩm của mình, bạn còn phải cố gắng lấy lại tinh thần, tập trung vào việc học hỏi từ những sai lầm của các startup khác nữa để từ đó có cái nhìn khách quan, khái quát hơn.

Điều này sẽ giúp bạn rút ra những bài học sau khi startup thất bại và có tinh thần tiếp tục khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu như bạn từ bỏ vì sự nhận định sai lầm về dịch vụ/sản phẩm của bạn đến khách hàng và thừa nhận thất bại thì hãy mạnh mẽ tạo ra một dịch vụ/sản phẩm khác trong tương lai tốt hơn.

Sau thất bại, cần nhìn lại chính mình
Sau thất bại, cần nhìn lại chính mình

Luôn giữ tinh thần lạc quan

Bất cứ suy nghĩ nào khiến bạn vui tươi hơn, nhìn đời màu hồng hơn thì hãy cứ để nó duy trì giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Có nhiều người tự huyễn hoặc bản thân rằng biết đâu thành công đang ở rất gần, chỉ vài bước nữa thôi là mình có thể chạm đến con đường ngắn nhất dẫn vào nó. Biết đâu nếu mình quay đầu lại và đi con đường như những người khác, mình sẽ làm lại từ đầu và không bao giờ tìm thấy thành công nữa. Đó là động lực giúp họ đứng dậy và khởi nghiệp lần nữa.

Nếu không thể tự mình đứng dậy, hãy gặp những người từng thất bại, đã gặp khó khăn trong cuộc sống, những người có suy nghĩ lạc quan, những ai luôn bên cạnh, ủng hộ bạn để lấy lại tinh thần trong cuộc sống.

Tìm người đồng hành mới

Để tiếp tục khởi nghiệp lần tới, bạn phải kiếm người cộng sự, đồng hành. Bạn cứ nghĩ rằng những người anh em tốt của nhau thì khi làm việc cùng nhau sẽ hiểu nhau hơn và đạt được hiệu quả hơn nhưng sự thực không phải thế.

Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, bạn nên ránh những người ngại khó, ngại khổ, những người thiếu quyết tâm và lười nhác mà phải chọn cho mình những người cùng nhìn về một hướng và cùng nhau chèo lái để đẩy con thuyền đi với vận tốc nhanh hơn nữa.

Lấy lại niềm tin sau thất bại không phải là điều dễ dàng
Lấy lại niềm tin sau thất bại không phải là điều dễ dàng

Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn

Hãy lên cho mình những mục tiêu ngắn hạn có thể giúp nuôi sống doanh nghiệp, trang trải chi phí hàng ngày. Từ đó sẽ có tiền để đầu tư vào các mục tiêu dài hạn hơn.

Sau tất cả những thất bại, bạn đã trưởng thành hơn rất nhiều và sẽ không sợ thất bại nữa. Nếu như bạn tiếp tục thất bại, chắc chắn sẽ không bao giờ thất bại vì những lý do cũ và sẽ dám nghĩ, dám làm và làm việc hết mình cho mục tiêu theo đuổi.

Thất bại, bạn vẫn có quyền được nản nhưng bạn phải biết đứng lên, hãy để thất bại làm bàn đạp chứ đừng để nó nhấn chìm bạn. Như nhiều người làm kinh doanh, nhiều triệu phú trẻ tuổi, nổi tiếng cũng đã từng thất bại và mắc sai lầm.

Nên làm gì sau khi khởi nghiệp thất bại?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here