Không phải ai sinh ra đã là người giàu có, có những tỷ phú phải vươn lên từ nghị lực của bản thân. Những “ông (bà) hoàng” đó xuất phát từ mọi ngành nghề, kể cả công việc chân tay để trở thành những người có quyền lực, danh vọng, và khối tài khoản khổng lồ.
Theo thống kê của tạp chí Forbes, thế giới có gần 2.000 tỷ phú, phần lớn trong số đó gây dựng sự nghiệp và kiếm tiền bằng cách tự lực cánh sinh. Dưới đây là một số nhân vật tiêu biểu.
1. Ralph Lauren từng là nhân viên bán hàng tại Brooks Brothers
Tài khoản ròng của ông khoảng 8,2 tỷ USD (3/2016).
Ralph Lauren học kinh doanh tại Đại học Baruch 2 năm, sau đó ông bỏ học. Từ năm 1962 đến 1964, ông phục vụ trong quân đội và từng làm nhân viên bán hàng ở Brooks Brothers.
Năm 1966, ông thấy Douglas Fairbanks, Jr (diễn viên Mĩ nổi tiếng lúc đó) đeo cà vạt theo phong cách Châu Âu và ông đã nghĩ rằng nam giới cần những chiếc cà vạt rộng hơn và có màu sáng hơn. Nhưng ý tưởng của ông không được các công ty ông làm việc chấp nhận.
Ông không từ bỏ và thành lập công ty riêng của mình, làm những mẫu cà vạt từ những miếng vải, bán chúng cho những cửa hàng nhỏ ở New York. Lauren có bước khởi sắc khi tiếp cận Neiman Marcus, ông đã bán được 1,200 chiếc cà vạt.
Năm 1967, với sự ủng hộ tài chính của Manhattan nhà sản xuất quần áo Norman Hilton, Lauren đã mở một cửa hàng cà vạt, nơi ông bán mẫu thiết kế của mình, dưới nhãn hiệu “Polo”.
2. Leonardo Del Vecchio từng làm công nhân tại nhà máy và bị mất 1 ngón tay
Leonardo Del Vecchio là doanh nhân người Ý, người sáng lập Luxottica. Theo tạp chí Forbes, ông là người giàu thứ 2 nước Ý, đứng thứ 37 thế giới với tài khoản ròng là 18,7 tỷ USD (tính đến tháng 3/2016).
Del Vecchio là một trong 5 người con được gia đình gửi tới trại trẻ mồ côi bởi cha của ông đã qua đời và bà mẹ ông không đủ sức để chăm sóc cả 5 đứa con. Sau đó, ông làm việc trong nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô và khung kính mắt. 23 tuổi, Del Vecchio mở cửa hàng của riêng mình và sau này cửa hàng đã phát triển thành nhà sản xuất kính râm lớn nhất thế giới, với những thương hiệu nổi tiếng như Ray-Ban và Oakley.
3. Do Won Chang từng là bảo vệ, nhân viên bơm xăng và bồi bàn
Khối tài sản ròng lên tới 5,4 tỷ USD (tính tới 7/2015).
Hai vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook đã thành lập nên thương hiệu thời trang Forever 21 với khá nhiều khó khăn. Sau khi từ Hàn Quốc chuyển sang Mỹ vào năm 1981, Do Won đã từng làm ba công việc chân tay một lúc để kiếm sống. Họ mở cửa hàng quần áo đầu tiên năm 1984.
Giờ đây, Forever 21 đã trở thành thương hiệu quốc tế trong số 480 cửa hàng có doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
4. Shahid Khan từng rửa bát thuê
Khối tài sản của ông lên tới 6,5 tỷ USD (tính đến 3/2016).
Shahid Khan người gốc Pakistan, ông đã tới Mỹ và từng làm công việc rửa bát thuê với mức thù lao hơn 1 USD/giờ để có tiền theo học tại trường đại học Illinois.
Shahid Khan hiện đang sở hữu Flex-N-Gate, một trong những công ty tư nhân lớn nhất ở Mỹ và cả câu lạc bộ bóng đá Fulham.
5. Mikhail Prokhorov đã từng bốc dỡ hàng tàu hỏa
Mikhail Prokhorov là doanh nhân sở hữu câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ Brooklyn Nets và nhà thi đấu hiện đại nhất thế giới Barclays Center của Hiệp hội Bóng rổ quốc gia Nga (NBA). Tài khoản ròng của ông tính đến 12/2015 là 8,1 tỷ.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự Xô viết. Prokhorov làm bốc dỡ hàng hóa từ các toa xe lửa. Ông kiếm được 40 – 120 ruble cho mỗi toa, tùy thuộc loại hàng hóa. Mức lương trung bình hàng tháng ở Liên Xô lúc đó là 200 ruble.
Theo Prokhorov, đó là những công việc tay chân nặng nhọc. Nhưng nhìn lại, nó giúp ông nhận ra rằng mình có kỹ năng lãnh đạo như một doanh nhân. Mọi chuyện xảy ra tự nhiên, không tính toán. Và giờ đây, ông trở thành một nhà tổ chức, điều hành mọi thứ. Về cơ bản, hai công việc đó tương tự nhau.
[…] việc đưa báo, tôi còn làm phục vụ bàn để đổi lấy đồ ăn, và tôi cũng đứng đầu đội cứu hộ bể bơi. Bạn có […]
[…] Entrepreneur, đây là 9 tỷ phú thế giới còn chưa từng tốt nghiệp cấp 3 (hay còn gọi là bậc phổ thông) nhưng tên tuổi […]