10 bước cụ thể mà người khởi nghiệp nào cũng phải đi qua

4
2373

Theo thống kê, trung bình có đến 30% các nhà khởi nghiệp không tồn tại sau 3 năm, 50% không quá năm năm và 70% không quá bảy năm. Do đó, muốn khởi nghiệp phải chuẩn bị hết sức chu đáo và kỹ càng.

Không phải vì đã tốt nghiệp đại học mà chưa tìm ra chỗ làm, không phải vì thất nghiệp hay vì bất đồng quan điểm với sếp mà lao ra khởi nghiệp bởi đây là thị trường rất khắc nghiệt, có khi hơn cả chiến trường. Nhắm mắt “khởi nghiệp” chính là đang tự tử từ từ.

Dưới đây là 10 bước, 10 yếu tố mà bất cứ người khởi nghiệp nào cũng cần đi qua. Nếu bạn chưa biết khởi nghiệp cần phải làm những gì thì dưới đây là điều bạn cần biết:

Bước 1: Khởi nghiệp: Nên hay không nên? Đây là câu hỏi cơ bản nhất, dựa trên các tiêu chí: sức khỏe (1), sự linh hoạt (2), sự kiên trì và quyết tâm (3), phong cách gây ấn tượng (4), khát vọng làm giàu (5), bí quyết (know-how) và kinh nghiệm (6), học nói “không” (7), quan niệm sống (8), chuyện mỗi ngày và dòng chảy công việc (9), sở thích và giải trí (10).

Bước 2: Ý tưởng khởi nghiệp có ngon ăn không? Cần xem xét đến tất cả các khía cạnh là ý tưởng (11), nhận rõ khách hàng mục tiêu (12), quyết định nhanh và chính xác (13), người đỡ đầu và giới thiệu/Reference (14), các mục tiêu (15), cuộc sống riêng tư và môi trường bao quanh (16).

Bước 3: Đã có đủ thông tin và tư vấn chưa? Người khởi nghiệp phải lưu ý đến: văn phòng/chỗ làm việc (17), nào là cách tổ chức (18), cách sàng lọc và xử lý thông tin (19), công nghệ mới (20) luật chuyên ngành và luật liên quan (21), bảo vệ dữ liệu thông tin + back up (22).

Bước 4: Kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm: lựa chọn mô hình kinh doanh (23), nguyên tắc Pereto 80/20 (24), lựa chọn số lượng khách hàng tối ưu (25), dịch vụ (26), tên và tên miền công ty (27), thuê ngoài (28), phân công (29), tiết kiệm(30).

Bước 5: Tính toán vốn khởi nghiệp: đầu tư và tái đầu tư (31).

Bước 6: Huy động vốn: cân nhắc đến các khả năng, hình thức huy động vốn giống như làm nhiều cột trụ cho căn nhà (32).

Bước 7: Thủ tục khởi nghiệp: chọn loại hình doanh nghiệp (33), sắp xếp và xử lý hồ sơ (34), mạng truyền thông xã hội (35).

Bước 8: Dự báo thuế: các loại thuế (36), kế hoạch tài chính và dự phòng (37), hiệu quả (38).

Bước 9: Vận hành và bảo hiểm: Quảng bá nhờ truyền miệng (39), tập trung vào chuyên ngành (40), giám sát sự an toàn và hiệu quả (41), đặt ra thời hạn và các thời điểm đã giao ước (42).

Bước 10: Tư vấn đồng hành sau khởi nghiệp là bước cuối cùng và cần thực hiện chu đáo, đó là tận dụng phản hồi từ khách hàng (43), phản ánh (44), động viên (45) đam mê (46), tư vấn (47), chiết tính hiệu quả thu chi (48), quan hệ tìm khách hàng (49), chăm sóc khách hàng (50), an ninh (51) và cuối cùng là khảo sát dưới dạng câu hỏi về sự hài lòng (52).

Như vậy, việc khởi nghiệp cần chuẩn bị chu đáo và rất nên được huấn luyện kỹ. Bạn càng chuẩn bị chu đáo thì càng giảm rủi ro.

10 bước cụ thể mà người khởi nghiệp nào cũng phải đi qua
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

4 COMMENTS

  1. […] Tốt nghiệp đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP HCM (khoa Quản trị kinh doanh), Nguyễn Thị Huệ (quê gốc Thái Bình) có cơ hội sang Singapore làm việc hơn 6 tháng. Sau thời gian “tập sự”, dù môi trường làm việc ở Singapore rất tốt, Huệ được giữ lại để tiếp tục làm việc, nhưng cô gái trẻ này vẫn quyết quay về quê hương khởi nghiệp. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here