10 lưu ý pháp lý cho startup làm việc với nhà đầu tư

0
1110

Theo các công ty nghiên cứu thị trường và cơ quan truyền thông như CB Insights, Forbes, Fortune, từ 90% đến 95% các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) thất bại trong việc nhận vốn đầu tư.

Không tìm hiểu kỹ pháp lý, các startup có thể bị nhà đầu tư chiếm mất, startup bị mất toàn bộ công nghệ khi vốn mới được giải ngân ở giai đoạn đầu, startup phải gánh chịu trách nhiệm về thuế và các nghĩa vụ với nhà nước cũng như với đối tác, khách hàng khi nhà đầu tư bỏ đi…

Do đó, các startup cần thẩm định rất kỹ về nhà đầu tư, từ tài chính, năng lực, uy tín, pháp lý. Trong đó, thẩm định quốc tịch nhà đầu tư, nguồn tiền hợp pháp, lý lịch tư pháp của người đại diện phần vốn góp… là vô cùng cần thiết để startup không phải tiếp các cơ quan thuế và cơ quan pháp luật sau khi nhà đầu tư ra đi.

Dưới đây là 10 lưu ý pháp lý cho startup khi làm việc với các nhà đầu tư.

1. Thẩm định kỹ nhà đầu tư: Startup cần thẩm định nhà đầu tư rất kỹ về năng lực tài chính, uy tín… kể cả điều tra dân sự về nhà đầu tư, người đại diện và thể hiện các cam kết của nhà đầu tư bằng văn bản cụ thể.

2. Điều khoản đầu tư rõ ràng: Quan tâm chi tiết đến từng điều khoản hợp đồng khi đàm phán.

3. Biết rõ giới hạn sở hữu, điều hành: Startup cần dự liệu quyền sở hữu và điều hành startup sau khi nhận vốn cho từng giai đoạn phát triển sau đó.

4. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ: Startup cần thực hiện trước khi nhận vốn và thỏa thuận rõ về quyền tài sản này sau khi nhận vốn.

5. Cẩn trọng trong việc công bố thông tin: Đặc biệt là công bố rộng rãi với truyền thông để tránh rắc rối về thuế, đối thủ cạnh tranh, chủ nợ.

6. Định rõ chi phí: Các bên thỏa thuận rõ về số vốn được nhận, đó là số vốn những người sáng lập startup được nhận hay vốn để kinh doanh, các khoản chi phí như thuế, phí môi giới, luật sư… bên nào phải chịu hay trích từ số vốn đầu tư đó.

7. Biết rõ các quy định về tài chính doanh nghiệp: Việc chuyển tiền rao vào tài khoản, đóng thuế, vốn của nhà đầu tư… cần thực hiện đúng luật.

8. Thoái vốn an toàn: Cần thỏa thuận về việc thoái vốn ngay tại giai đoạn đàm phán hoặc các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, đừng ngại đề cập về các nghĩa vụ của các bên nếu có rủi ro khi thoái vốn.

9. Đầu tư không tranh chấp: Thống nhất ngay từ giai đoạn đàm phán đến khi có xung đột hoặc thoái vốn, kể cả khi chấm dứt đầu tư, hợp tác thì vẫn bảo vệ uy tín cho nhau.

10. Chuẩn hóa các hồ sơ, thủ tục pháp lý: Trước – trong – sau khi nhận vốn đầu tư, bao gồm hồ sơ pháp lý với cơ quan chức năng và nội bộ startup.

10 lưu ý pháp lý cho startup làm việc với nhà đầu tư
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here