Cạnh tranh chiến lược hay cạnh tranh tự nhiên

0
1125

Bài viết của anh Bùi Đỗ Mạnh đăng trong Group Quản trị và Khởi nghiệp rất hữu ích cho các doanh nghiệp đang tìm con đường để tồn tại và phát triển ổn định lâu dài.

Có lẽ là do nhiệt độ càng ngày càng nóng lên của công tác lập kế hoạch cho năm 2017 nên đã giữa tháng 12 rồi mà Hà Nỗi vẫn không lạnh.

Đang trao đổi sôi nổi với cô chủ doanh nghiệp trẻ về kế hoạch kinh doanh năm tới, tôi lại chợt nhớ đến câu chuyện trồng cây của một người quen ở quê. Anh ấy có mảnh vườn rất rộng và muốn trồng thành một vườn cây ăn trái. Được người quen mách, anh đã tìm mua được rất nhiều giống cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Diễn, Khế, Na…. Sau một vài năm cây trái phát triển không đều cho sản lượng thấp. Nhờ một kỹ sư nông nghiệp anh mới biết do không có quy hoạch từ đầu nên đã dẫn đến các cây cao che ánh nắng mặt trời của các cây thấp làm cho sự phát triển của cây không tốt.

Sự phát triển của doanh nghiệp cũng như rừng cây phải nhiều năm sau mới đánh giá hết được định hướng phát triển ngày hôm nay. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong công tác lập kế hoạch là “Thống nhất chiến lược dài hạn và kế hoạch hàng năm”. Doanh nghiệp cần xây dựng/rà soát, chỉnh sửa kế hoạch 3/5 năm và tầm nhìn 10 năm trước khi chi tiết kế hoạch của năm tiếp theo.

Rất nhiều chủ doanh nghiệp sẽ nói sống được hàng năm đã là may mắn nói gì đến 5 năm. Tôi không phủ nhận việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ phải vật lộn với câu chuyện tồn tại hay không tồn tại nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp tồn tại xong thì không phát triển được vì thiếu tầm nhìn.

Có doanh nghiệp sai về mô hình kinh doanh dẫn đến công tác điều hành rối tung rối mù; có doanh nghiệp không có quy trình/quy chuẩn sản xuất dẫn đến lúc nào cũng sợ thợ cả nghỉ việc hoặc phát sinh rất nhiều lãng phí; có doanh nghiệp chọn thị trường ngách quá hẹp nên hết đất để phát triển; có doanh nghiệp chỉ dựa vào một số đầu vào hoặc một số khách hàng đầu ra dẫn đến khi các đối tác này gặp khó khăn là doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ đóng cửa. (Đặc biệt các doanh nghiệp là sân sau của bác nào đó mà bác ấy nghỉ hưu hay thay đổi công việc là doanh nghiệp đó đóng cửa).

Một anh bạn của tôi làm tư vấn cho doanh nghiệp trong nhiều năm đã ví doanh nghiệp cũng như con người. Mô hình kinh doanh như hệ thống khung xương – khung xương không đúng sẽ dẫn đến doanh nghiệp dị dạng. Hệ thống quy trình/quy chuẩn như hệ thống cơ – hệ thống tốt thì doanh nghiệp hoạt động mới tốt. Hệ thống thông tin, báo cáo như hệ thống dây thần kinh – hệ thống tốt mới giúp doanh nghiệp ra quyết định đúng. Và cuối cùng hệ thần kinh trung ương – Ban Lãnh đạo của doanh nghiệp. Nếu Ban Lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu năng lực sẽ dẫn đến doanh nghiệp không phát triển được (bị kịch trần).

Tôi rất tâm đắc với quan điểm của Bruce D. H. (Nhà sáng lập BCG) về cạnh tranh chiến lược và cạnh tranh tự nhiên. Cạnh tranh tự nhiên mang tính tiến hoá trong khi cạnh tranh chiến lược mang tính cách mạng. Tôi cũng rất thích tầm nhìn của Chủ tịch Lee Kun Hen khi đưa Tập Đoàn SS từ doanh nghiệp số một của Hàn Quốc trở thành doanh nghiệp số một thế giới. Chủ tịch Lee đã nêu lên “Ý thức về khủng hoảng” và Ý thức thay đổi giúp SS vương lên làm một trong những doanh nghiệp số một của thế giới.

Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”. Chúng ta cần suy nghĩ về chiến lược phát triển của doanh nghiệp khi mà còn tiền, còn sức, còn cơ hội để tránh nguy cơ doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng và vượt lên dẫn đầu như Tập đoàn SS của Hàn quốc.

Cạnh tranh chiến lược hay cạnh tranh tự nhiên
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here