Rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp lăn tăn về con đường kinh doanh phía trước, làm sao để cạnh tranh với những ông lớn tên tuổi đã chiếm lĩnh thị trường từ rất lâu rồi? Làm sao để khách hàng chuyển hướng chọn lựa mình thay vì những tập đoàn có tiếng?
Đó là những trăn trở rất thường gặp, tuy nhiên sự thật hoàn toàn ngược lại, doanh nghiệp nhỏ có nhiều lợi thế hơn rất nhiều so với các tập đoàn lớn.
Nếu các công ty nhỏ biết đầu tư, cũng như có những chiến lược phát triển đúng đắn, thì sẽ thành công nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa, các công ty nhỏ còn có sẵn những lợi thế nhất định để đạt tới sự tăng trưởng vượt bậc.
Dưới đây là những lợi thế “không phải dạng vừa đâu” của doanh nghiệp nhỏ giúp đánh bại các tập đoàn lớn trên thị trường:
1. Sự linh hoạt, khả năng thích ứng nhanh với thị trường
Doanh nghiệp nhỏ có khả năng đổi mới và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn và sáng tạo hơn các doanh nghiệp lớn. Thông thường một doanh nghiệp nhỏ chỉ cần vài ngày là có thể đưa ra quyết định – chứ không cần hàng tháng hay hàng năm.
Các doanh nghiệp lớn thường phát triển mạnh về khả năng mở rộng quy mô để bán sản phẩm cho càng nhiều khách hàng càng tốt, thậm chí là lên đến hàng triệu khách hàng mỗi ngày. Như vậy, họ chỉ có thể đáp ứng mong muốn của một kiểu người tiêu dùng duy nhất, với một hay một vài sản phẩm duy nhất mà không có sự linh hoạt, không có sự đa dạng và rất khó để chuyển hướng kinh doanh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ lại thành công khi thường xuyên đưa ra những sản phẩm độc đáo mang tính cập nhật nhu cầu mà có thể là không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Bên cạnh đó, không chỉ linh hoạt, trong thế giới của những hợp đồng lớn, khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng chính là điểm cộng lớn cho các công ty nhỏ.
2. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ
So với các tập đoàn lớn, một ưu thế rõ rệt của các công ty nhỏ là gọn nhẹ và linh hoạt.
Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh ở các tập đoàn lớn, việc ra các quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần “thỉnh thị” nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn mọi người đều có thể nhanh chóng giải quyết.
Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và thành công cũng dễ đến hơn.
Nếu điều chỉnh hàng hóa hay dịch vụ – hoặc thậm chí giờ giấc hoạt động của doanh nghiệp – có thể phục vụ khách hàng hơn thì doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu đó.
3. Chủ động và linh hoạt về giá cả
Trong khi các tập đoàn lớn vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành thì những công ty nhỏ liên tục đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng.
Doanh nghiệp nhỏ có khả năng điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của họ để đáp ứng thị hiếu cụ thể của người tiêu dùng. Tùy theo thị trường họ có thể linh hoạt điều chỉnh giá cả lên xuống, những chiêu khuyến mãi độc đáo để khách hàng hài lòng với sản phẩm hơn.

4. Đội ngũ đam mê, cùng chung lưng đấu cật
Vì là doanh nghiệp nhỏ nên những người tham gia đều có mong ước cháy bỏng vươn tới thành công. Điều đó thôi thúc họ làm việc hăng say hơn và hiệu quả hơn.
Các nhà quản lý đôi khi cũng kiêm luôn cả những công việc cụ thể, cùng lao vào làm việc để có năng suất cao hơn cho doanh nghiệp của mình.
Khác với các tập đoàn lớn, một bầu không khí vui vẻ và phấn khởi khi tất cả cùng chung lưng đấu cật để tạo cơ hội thành công vang dội hơn những gì hiện có. Điều này đánh thức lòng ham mê và khuyến khích đội ngũ nhân viên cống hiến hết sức mình.
5. Kết nối với khách hàng tốt hơn
Mỗi doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ biết rõ đối tượng khách hàng của họ tốt hơn nhiều so với lãnh đạo của một tập đoàn lớn.
Họ luôn cho thấy mình có lợi thế ở việc mang đến cho khách hàng nhiều thứ tuyệt vời mà vốn dĩ một doanh nghiệp lớn không thể làm được
Ngoài ra, lượng khách hàng không quá lớn cũng giúp cho những doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và cung cấp các dịch vụ chăm sóc mang tính cá nhân hóa.
Việc tư vấn, chăm sóc, đưa ra các giải pháp với tư cách cá nhân sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng vì mình được quan tâm một cách đặc biệt. Chỉ với một chi tiết nhỏ như vậy thôi cũng đủ để họ đánh giá cao doanh nghiệp và gắn bó lâu dài hơn so với các tập đoàn lớn thường cứng nhắc và máy móc.
[…] giá trị” – có nghĩa là tạo ra bước nhảy vọt về giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh và mở ra những nhu cầu […]