bài viết của anh Nguyễn Đức Sơn, CEO of RMA, đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.
“Em may mắn được người thân hỗ trợ xây dựng và quản lý cơ sở sản xuất, nhưng bản thân lại không được đào tạo cơ bản về kinh doanh nên mọi bước đi đều có phần cảm tính là nhiều! Vừa rồi anh nói đến phân tích thông tin về ngành nghề, em mới ngộ ra trước đây em dựa vào lợi thế đấy để bắt đầu, cứ cắm đầu vào chạy mục tiêu trước mắt: làm logo thương hiệu, mẫu mã, sản xuất, dựa vào mối quan hệ có sẵn để tiếp thị sản phẩm, chạy doanh số để đủ bù chi phí… mà quên mất phải dừng lại, nghiên cứu nhìn nhận lại toàn cảnh thị trường, thị hiếu… để lên chiến lược ngắn hạn, dài hạn. Chắc em phải dừng lại hẳn 1 thời gian, nghĩ kỹ rồi mới làm tiếp, bây giờ e đang bị mất phương hướng!
Câu chuyện như của bạn tâm sự ở trên không hiếm.
Thương hiệu, marketing, Pr, quảng cáo rồi Content. Tất cả sẽ không là gì cả khi chạy theo một ý tưởng kinh doanh không khả thi.
Ngược lại, một chiến lược kinh doanh khả thi cần quá nhiều công cụ để triển khai. Mối quan hệ tương hỗ này là một hệ thống xâu chuỗi liền mạch nhau.
Câu chuyện trên khá điển hình cho câu hỏi: Thương hiệu thất bại khi không nhận được bất cứ hình thức response (phản ứng) từ phía khách hàng.
Và No response đến từ một trong 3 hoặc cả 3 lý do sau:
– Chiến lược không gắn với Core Competency – năng lực lõi.
– Chiến lược không hướng tới thỏa mãn Consumers goals – nhu cầu khách hàng.
– Các Brand Signals – Phương tiện thể hiện giá trị của chiến lược, không thể hiện được bất cứ stimuli (kích thích) nào dẫn đến việc cân nhắc mua hàng nào.
Thương hiệu, quảng cáo hay content đều khó đỡ nếu dựa trên một kế hoạch kinh doanh không khả thi. Và một kế hoạch kinh doanh khó khả thi và bền vững về dài hạn nếu năng lực lõi của doanh nghiệp không có, hoặc có nhưng rất yếu.
Có nghĩa là No Core competency, No Differentiation, no Distinctiveness. Brand fail là hệ quả tất yếu.