Những giai đoạn phát triển và gọi vốn của một startup

3
4325

Gọi vốn luôn là vấn đề các bạn startup quan tâm hàng đầu, gọi vốn khi nào, gọi vốn bao nhiêu là hợp lý, tiếp cận các nhà đầu tư nào?…

Khi đầu tư vào startup, các nhà đầu tư có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau. Và thông thường có 6 giai đoạn tài trợ vốn, tùy vào tình hình phát triển của công ty đang ở mức độ nào:

Giai đoạn 1 – gọi vốn hạt giống (seed funding): tài trợ vốn chủ yếu để phát triển ý tưởng mới, nhà đầu tư bỏ tiền vào startup ở pha phôi thai, tức ở giai đoạn mà startup mới tạo ra sản phẩm mẫu đầu tiên.

Đầu tư ở vòng hạt giống thường là các nhà đầu tư thiên thần. Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) cũng là một lựa chọn khá phổ biến để gọi vốn hạt giống.

Giai đoạn 2 – khởi nghiệp (startup): các công ty ở giai đoạn mới hình thành, cần vốn để tài trợ cho các chi phí hoạt động như marketing và phát triển sản phẩm.

Giai đoạn 3 – tăng trưởng – (gọi vốn vòng Series A): tài trợ vốn khi công ty bắt đầu bán hàng và tài trợ hoạt động sản xuất.

Tại thời điểm này startup đã có khả năng tồn tại trên thị trường và đã tạo ra doanh thu. Khi công đoạn chuẩn bị ban đầu cho cuộc chạy đua đường dài đã hoàn tất, bạn đã được những khách hàng đầu tiên, việc kinh doanh đang dần phát triển, bạn có khách hàng nhiều hơn nhưng quy mô sản xuất thì đang bắt đầu không đáp ứng được các đơn hàng lớn, bạn đang cần những khoản đầu tư lớn hơn cho việc sản xuất, lúc này hãy nghĩ đến việc gọi vốn lần 3.

Đầu tư ở vòng series A thường là các hãng đầu tư rủi ro và các nhà đầu tư thiên thần và siêu thiên thần (là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp mà người hùn là các doanh nhân lão luyện, không nhất thiết là chuyên gia trong ngành của startup, luôn đầu tư vào một loạt startup)

Các vòng tiếp sau nữa gọi là Series B, C, D. 3 vòng đầu tư này nằm ở giai đoạn startup chuẩn bị lên sàn chứng khoán để phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Đầu tư ở 3 vòng này thường là các hãng đầu tư rủi ro và các hãng mua bán nợ.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm giúp các startup phát triển
Các quỹ đầu tư mạo hiểm giúp các startup phát triển

Giai đoạn 4 – gọi vốn vòng hai: tài trợ vốn lưu động cho các công ty đã bắt đầu bán hàng nhưng chưa có lợi nhuận.

Giai đoạn này khá quan trọng, bạn cần đến những nhà đầu tư có tiềm lực cao hơn (thông thường là nhà đầu tư mạo hiểm), bạn nên chuẩn bị những bản thống kê về tài chính và doanh thu trong thời gian qua mà công ty đã đạt được và một bản ước tính giá trị mà công ty có được trong tương lai để đến gặp các nhà đầu tư và thuyểt phục họ.

Giai đoạn 5 – mở rộng vốn chuyển đổi (mezzanine financing): tài trợ vốn cho công ty bắt đầu tăng trưởng và có lợi nhuận, chấp nhận vốn chuyển đổi (thực chất là nợ chuyển đổi sang vốn cổ phần) ở lãi suất cao, và có thể chuyển thành vốn cổ phần nếu công ty không trả nợ đúng hạn.

Khi công ty đã đi vào hoat động ổn định, đây là lúc bạn sẽ trả những khoản nợ ngân hàng hay những khoản vay nhà đầu tư nếu muốn lấy lại số nhiều cổ phần về phía mình (tránh tình trạng công ty sẽ bị các nhà đầu tư thâu tóm và bóp nghẹt) nếu bạn không trả được nợ thì bắt buộc phải bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư.

Giai đoạn 6 – thoái vốn, hay còn gọi là tài trợ vốn kết nối (bridge financing), gọi vốn vòng bốn, để tài trợ cho quy trình công ty chuẩn bị chuyển đổi thành công ty đại chúng.

Nếu bạn bước đến giai đoạn này thì xin chúc mừng startup của bạn đã bước đầu có thành tựu đáng nể rồi đó. Hãy tự khen thưởng mình nhưng đừng ngủ quên trong chiến thắng mà phải tiếp tục cố gắng nhiều nữa nhé!

Giai đoạn này các nhà đầu tư sẽ bắt đầu thoái vốn. Có nghĩa là nhà đầu tư có thể bán đi cổ phần của mình lại cho nhà đầu tư. Công ty bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn cổ phần hóa.

Những giai đoạn phát triển và gọi vốn của một startup
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here