10 câu hỏi cần trả lời trước khi kinh doanh từ sở thích riêng

0
989

Khi bạn có 1 sở thích riêng và nung nấu ý định biến nó thành công việc kinh doanh sinh lời thì dưới đây là 10 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi triển khai nó.

1. Xác định bán hàng ở đâu?

Kinh doanh không thể thiếu được phương thức và địa điểm bán hàng. Trước khi kinh doanh bạn nên xác định mình sẽ bán hàng trực tiếp hoặc online, nếu bán hàng online thì bạn sẽ lựa chọn nền tảng nào để đưa sản phẩm lên quảng cáo đến khách hàng, bán hàng qua các trang thương mại điện tử, sàn thương mại hay qua mạng xã hội…

Khi tìm hiểu kỹ và nhận ra ưu, khuyết điểm của những nền tảng này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định về trang bán hàng của riêng mình.

2. Đã hiểu rõ thị trường mục tiêu hay chưa?

Kinh doanh phải có khách hàng và sản phẩm của bạn hướng tới khách hàng mục tiêu nào? Đối tượng nào là thị trường mục tiêu? Mức sống, mức thu nhập, họ tập trung nhiều ở khu vực nào?…

Bạn phải nghiên cứu rõ thị trường mục tiêu của mình đang cần gì? Họ có những nhu cầu nào và sản phẩm/dịch vụ của bạn đã đáp ứng được điều đó chưa? Chắc chắn sở thích của bạn cũng sẽ được nhiều người yêu thích hay không?

Do đó, một công việc không thể bỏ qua trước khi kinh doanh đó là bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường mục tiêu.

3. Sự cạnh tranh trên thị trường?

Dù là sở thích riêng thì chắc chắn ý tưởng của bạn cũng sẽ có người triển khai trên thị trường. Không chỉ chú ý đến thị trường tiềm năng, bạn phải trả lời được câu hỏi về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay về sản phẩm/dịch vụ giống hoặc tương tự như của bạn.

Nếu có quá nhiều cạnh tranh thì bạn phải làm thế nào để các sản phẩm của bạn chống lại sự cạnh tranh khốc liệt đó, điều gì làm nên sự khác biệt, độc đáo cho sản phẩm/dịch vụ của bạn…

4. Đã sẵn sàng để lập website riêng chưa?

Kinh doanh dù là trực tiếp hay trực tuyến thì cũng đều nên lập website riêng. Bởi lẽ xu hướng tìm kiếm trên các thiết bị di động ngày càng gia tăng và khách hàng cũng tiếp cận qua các trang xã hội, qua mạng ngày càng nhiều hơn. Nếu bạn không lập website bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Nếu bạn chưa có website riêng, hãy tìm hiểu các loại website phù hợp với nhu cầu và xây dựng ngay từ lúc bắt đầu.

5. Đã sẵn sàng để đầu tư vào marketing?

Marketing là điều không thể thiếu khi bạn muốn nhiều người biết đến sản phẩm của bạn hơn. Không ai kinh doanh mà muốn sản phẩm chỉ bó hẹp trong một thị trường bé nhỏ và không muốn mở rộng nó.

Hãy tự hỏi bạn đã có 1 kế hoạch Marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình chưa? Đừng quên hãy liên tục chạy và tối ưu nó. Bạn sẽ biết được kênh nào, phương tiện nào, chương trình khuyến mãi nào… tốt nhất để đưa sản phẩm đến khách hàng.

6. Tài chính đang như thế nào?

Vấn đề đầu tiên đó là vốn kinh doanh ban đầu. Bạn định hoạt động kinh doanh ban đầu của mình dựa trên số vốn như thế nào? Vốn từ ngân hàng, quỹ khởi nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm, tiền tiết kiệm, tiền vay từ người thân… đều là những lựa chọn hợp lý.

Và cũng nên nhớ bạn cần có sẵn quỹ dự trữ để duy trì hoạt động cho những tháng đầu tiên. Bạn hoàn toàn có thể làm việc bán thời gian cho việc kinh doanh đến khi bạn cảm thấy tự tin hoạt động kinh doanh và tự chủ được tài chính thì hãy dành toàn thời gian của bạn.

7. Xử lý các vấn đề liên quan đến thuế?

Nếu bạn quyết định để biến sở thích của bạn thành một doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có các công việc dính dáng đến thuế má và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nếu kiến thức thuế của bạn hạn chế, hãy cố gắng hợp tác với một kế toán để đảm đương trọng trách này. Hãy xem bạn có thể tin tưởng và hợp tác với ai xung quanh mình? Có thể thuê ở đâu những công việc đòi hỏi kinh nghiệm và khéo léo này?…

8. Công việc kinh doanh sẽ chiếm bao nhiêu thời gian?

Hầu hết mọi người quyết định chuyển sang một doanh nghiệp toàn thời gian khi họ phải xử lý rất nhiều đơn đặt hàng và hậu cần kinh doanh, lúc mà nó trở nên cấp bách. Đây là một điều tốt! Nếu bạn không thể theo kịp với nhu cầu của khách hàng, thì đây có lẽ là dấu hiệu tốt nhất cho thấy bạn đã sẵn sàng làm việc toàn thời gian.

9. Có muốn mở rộng doanh nghiệp?

Sở thích ban đầu có thể sẽ khiến bạn chỉ muốn kinh doanh nho nhỏ, thỏa mãn đam mê mà thôi, nhưng tất nhiên qua giai đoạn đầ, bạn đã nghĩ đến lúc nó sẽ mở rộng hơn nữa? Bạn sẽ đối mặt và giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bạn có sẵn sàng mở rộng doanh nghiệp hơn không hay chỉ muốn một cửa hàng nhỏ xinh?

Ví dụ khi bạn kinh doanh đồ handmade thủ công, sẽ đến lúc bạn không thể tiếp tục tự mình xắn tay áo ngồi làm thủ công cho từng sản phẩm được.

Bạn sẽ phải tìm nhà sản xuất phù hợp với thiết kế hoặc tinh thần của các sản phẩm của bạn. Hoặc một khi bạn muốn giữ chất “thủ công” độc đáo thì phải chắc chắn rằng mức giá của các sản phẩm tương xứng với số lượng thời gian và lao động mà bạn bỏ ra và khách hàng sẵn sàng trả số tiền đó. Và khi mà bạn đã thiết lập giá của bạn đủ cao và bạn vẫn tràn ngập các đơn đặt hàng. Thì đây là thời điểm bạn phải thuê thêm nhân viên để hoàn thành các sản phẩm thủ công đó…

10. Cuộc sống xung quanh có cho phép kinh doanh toàn thời gian?

Hãy nhìn quanh xem những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn? Đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ, ít nhất là lúc đầu từ sở thích cá nhân, không nhất thiết bạn phải dùng quá nhiều thời gian. Bạn vẫn có thể song song vừa làm ở doanh nghiệp toàn thời gian và làm trong giờ nghỉ, giờ rảnh hay khi về nhà.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bạn sang một bước tiến mới, mọi thứ không như cũ, cuộc sống xung quanh của bạn có bị xáo trộn hay không?

Gia đình của bạn sẽ thông cảm với lịch trình bận rộn của bạn và bạn không có bất kỳ vấn đề tài chính, sức khoẻ nào? Nếu tất cả đều ổn, bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào gây dựng doanh nghiệp của mình.

10 câu hỏi cần trả lời trước khi kinh doanh từ sở thích riêng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here