4 nỗi sợ hãi các nhà sáng lập startup phải đối mặt

1
1190

Khởi nghiệp là hành trình không dành cho những người yếu bóng vía, những người vốn được coi là có máu phiêu lưu và không ngại thử thách như các nhà sáng lập startup cũng không tránh khỏi những nỗi sợ hãi, ám ảnh thường trực mỗi ngày.

Bên cạnh sợ thất bại, bị người khác chê cười… việc phải lựa chọn giữa công việc và cuộc sống riêng hay phải đánh đổi sức khỏe, thậm chí tính mạng đang trở thành nỗi ám ảnh thường trực với các doanh nhân startup.

1. Sợ thất bại

Thất bại khi khởi nghiệp đến đến từ rất nhiều lý do khác nhau như: Ra một quyết định sai, thiếu tiền do không huy động được vốn từ bên ngoài, chi tiền không hợp lý, thuê nhân viên không phù hợp, những nhân viên hay công sự giỏi rời đi, thất hứa hay giao hàng trễ cho đối tác…

Không chỉ những nỗi sợ chung, ở nước ta còn có những rủi ro pháp lý như điều 292 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2015, thủ tục hành chính rườm rà… dễ gây rắc rối, thất bại cho doanh nghiệp startup.

Nỗi sợ thất bại sẽ càng lớn hơn nếu đặt dưới sự quan sát, bàn luận, đánh giá của nhiều người, nhất là với người châu Á (trong đó có Việt Nam), nơi mà cách nhìn nhận thất bại còn nặng nề hơn so với những nơi khác.

Do đó, thẳng thắn chấp nhận và đối mặt với thất bại sẽ giúp các nhà sáng lập startup vượt qua nỗi sợ hãi. Tốt nhất bạn đừng cố giấu mà hãy cùng cộng sự tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

2. Sợ bị mất mặt

Khởi nghiệp theo con đường kinh doanh riêng không tránh khỏi những rủi ro, thất bại nhưng đi cùng với nó là sự mất mặt, xấu hổ với gia đình, người thân, bạn bè…

Nhiều nhà khởi nghiệp vì không muốn bị mất mặt đã giấu những gì không tốt, những khó khăn, hiểm nguy tiềm ẩn nên khi thất bại, bị chỉ trích rất dễ bị tổn thương, chạm vào lòng tự ái, cái tôi cá nhân cao.

Chính vì vậy họ sợ sự chỉ trích, dèm pha của cộng đồng hơn là chia sẻ để nhận được sự ủng hộ bởi nếu chẳng may thất bại, thì đó là thất bại công khai khiến không chỉ bản thân mà cả gia đình mất mặt.

Vì thế, các tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi này là bạn phải tham khảo ý kiến của mọi người về startup. Khi chủ động đối mặt, việc chấp nhận những lời chê sẽ dễ dàng hơn. Lắng nghe cũng là cách tốt nhất để cải thiện startup của bạn.

3. Sức ép và sự cô độc

Ngay cả khi đã startup thành công thì cũng không có nghĩa nhà sáng lập đã thoát được nỗi sợ hãi luôn ám ảnh trong tâm trí họ. Bởi đằng sau ánh hào quang là không ít rủi ro mà nhà sáng lập phải đối mặt đó là sức ép và sự cô độc.

Khi quyết định khởi nghiệp và làm với năng suất gấp đôi, gấp ba người bình thường để có thể vươn đến thành công, những nhà sáng lập startup luôn phải trải qua cảm giác cô độc thường trực. Họ đã hy sinh nhiều thứ từ cuộc sống riêng tư, gia đình, bạn bè, người thân, không có nhiều thời gian cho cuộc sống riêng tư.

Thậm chí nhiều nhà sáng lập còn phải lựa chọn giữa ước mơ startup hoặc từ bỏ tất cả để có mái ấm gia đình riêng vì startup gặp nhiều rủi ro, thời gian làm việc không ổn định, thu nhập không đảm bảo khiến họ khó tìm bạn đời.

4. Đánh đổi sức khỏe, tính mạng

Rất nhiều nhà khởi nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, tự mình kiêm nhiều vị trí trong doanh nghiệp, số giờ làm việc nhiều đến mức không có thời gian nghỉ ngơi… Chính vì làm việc quá sức, kiệt sức như vậy nên họ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt đến tính mạng.

Theo nghiên cứu, những người làm việc nhiều hơn 55 giờ/tuần phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch cao hơn những người làm việc 35-40 giờ/tuần.

Do đó, để tránh nguy cơ đáng sợ này, các nhà sáng lập startup cần phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành thời gian tập thể dục, tập luyện vừa thư giãn đầu óc vừa nâng cao sức khỏe.

4 nỗi sợ hãi các nhà sáng lập startup phải đối mặt
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

  1. […] Các nhà sáng lập start-up cần có đủ kiến thức chuyên môn và quan tâm đến các vấn đề pháp lý khi đàm phán với các nhà đầu tư tại thời điểm tiếp nhận vốn. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here