Nếu đang là một doanh nghiệp nhỏ, đừng tự ti vì điều đó mà hãy dũng cảm ngẩng cao đầu và tự tin chiến thắng với những điều dưới đây.
1. Tìm thị trường ngách thích hợp
Với nguồn vốn hạn hẹp, bạn không đủ khả năng để làm mọi thứ cùng một lúc. Điều duy nhất bạn có thể làm là tìm một thị trường ngách (niche market) thích hợp, và tìm cách trở thành số 1 tại thị trường đó.
Hãy dành hết tâm huyết cho một vài sản phẩm, dịch vụ hoặc một phân khúc thị trường nhất định. Như vậy, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty lớn vốn dễ bị xao nhãng.
Một khi bạn đã độc chiếm được thị trường ngách ban đầu, hãy tính đến chuyện mở rộng ra ngoài.
2. Quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là chìa khóa mấu chốt cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Nó có thể giúp bạn dễ dàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Bất cứ khoản đầu tư nào bạn rót vào trong dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng sẽ mang lại lợi ích, thông qua những khách hàng cũ quay lại hoặc truyền đi tiếng tốt về bạn.
Hãy tạo ra bản sắc riêng cho công ty của bạn và khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái. Hãy tranh thủ tặng vài món quà nhỏ, hoặc cung cấp vài công cụ miễn phí để khách hàng thấy rằng bạn hiểu rõ những khó khăn mà họ đang gặp phải và luôn có nhiều giải pháp để xử lý.
3. Tận dụng tiếp thị truyền miệng
Sự thực là có tới 92% khách hàng tin tưởng những lời giới thiệu từ gia đình và bạn bè, cao hơn bất kỳ các kênh truyền thông nào khác. Do đó, hãy cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt và điều này đem lại những đánh giá tích cực từ khách hàng, tiếp thị truyền miệng vẫn có giá trị vô cùng to lớn.
Đồng thời nên tận dụng tối đa mạng xã hội bằng cách thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc thi hay đưa ra các gói khuyến mãi, từ đó cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ những thông tin hữu ích và các công cụ mà họ cần.
Hãy tự lượng sức mình và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
4. Đừng bị ám ảnh về đối thủ cạnh tranh
Quá để ý đối thủ cạnh tranh là việc hoàn toàn vô bổ. Điều quan trọng là phải biết để ý đến những gì đang diễn ra trên thị trường nhưng đừng để đối thủ cạnh tranh dẫn đường chỉ lối cho bạn.
Bạn làm kinh doanh không phải để cạnh tranh với các công ty khác. Nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ khách hàng, và cung cấp những dịch vụ tuyệt vời. Hãy tập trung vào những gì khách hàng và nhân viên của bạn cần, và mọi thứ sẽ tự động trở nên suôn sẻ.
5. Tận dụng vị thế “chiếu dưới”
Đừng cố gắng che giấu việc bạn là một doanh nghiệp nhỏ mà hãy sử dụng nó như một lợi thế. Những khách hàng của doanh nghiệp nhỏ thường là những công ty nhỏ đang phải cạnh tranh với các ông lớn. Việc cùng là một công ty nhỏ khiến cho khách hàng cảm thấy đồng cảm và tin tưởng hơn.
Hãy kể mọi người nghe lý do bạn bắt đầu kinh doanh và làm cách nào bạn phát triển doanh nghiệp của mình. Đừng bao giờ né tránh việc chia sẻ các vấp ngã và thách thức mà bạn đã gặp phải trên con đường lập nghiệp. Điều đó sẽ khiến khách hàng thấu hiểu và yêu quý công ty của bạn hơn thay vì che đậy là muốn mình là một doanh nghiệp lớn.
[…] đưa doanh nghiệp phát triển trong tầm tay của bạn và tìm hiểu mọi vấn đề của công ty bạn. […]
[…] viết của chị Đặng Thanh Vân (Group Quản Trị và Khởi nghiệp) dành cho những doanh nghiệp nhỏ loay hoay trên con đường muốn tạo nên sự khác […]
[…] Không có một tầm nhìn rõ ràng và quyết liệt đi theo nó là một lỗi rất lớn của của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. […]