Pitching là việc một co-founder (đồng sáng lập) mô tả startup của mình thông qua trình bày bằng lời nói để thuyết phục các nhà đầu tư với mục đích gọi vốn hoặc giới thiệu với các đối tác, khách hàng tiềm năng. Trong mỗi cuộc pitching, dù thành công hay không thì đây vẫn là cơ hội để startup mở rộng thương hiệu, kết nối tới nhiều chuyên gia.
Theo chia sẻ từ Trương Thanh Thủy, cô gái được báo chí Anh ca ngợi là “Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam” với hơn 100 lần pitching cùng các nhà đầu tư ở Silicon Valley, pitching chia thành 2 loại chính là: Puplic Presentation và Private 1 on 1 Dicussion.
1. Puplic Presentation
Đây là bài giới thiệu ngắn trình bày cho nhiều nhà đầu tư (Investor) nghe cùng lúc, kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Bài trình bày giới thiệu khái quát về vấn đề, cách giải quyết và tiềm năng của startup. Một lộ trình làm việc với các nhà đầu tư sẽ được đề ra sau buổi pitching này.
– Đừng cố gắng đưa ra quá nhiều thông tin trong bài thuyết trình đầu tiên của mình
Nên lưu ý, những thông tin về giá trị doanh nghiệp, chiến lược marketing, kế hoạch tài chính trong bài public presentation không có sức thuyết phục với nhà đầu tư.
– Đối với slides thuyết trình, không dùng chữ nhỏ hơn cỡ 30
Không chỉ slides thuyết trình pitching mà trong bất kể slides nào cũng vậy, bạn cần hài hòa giữa việc người xem sẽ đọc và nghe cùng thời điểm. Tránh trường hợp họ chỉ chăm chăm đọc mà quên mất chúng ta nói gì hoặc ngược lại. Vì vậy, thay vì chèn quá nhiều chữ, chúng ta nên sử dụng hình ảnh.
– Không quan trọng bạn nói cái gì mà quan trọng bạn nói như thế nào
Dù cách bạn nói như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là nội dung trình bày phải ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề.
– Trang phục là một yếu tố gây ấn tượng mạnh với các Investor tiềm năng
Trong một lần pitching về Greengar ở Hội nghị Women 2.0, Thủy mặc một chiếc áo dài trắng. Dù chuẩn bị rất kỹ cho phần pitching nhưng đa số nhà đầu tư chỉ nhớ rõ đặc điểm nổi bật đó là một cô gái mặc áo dài trắng. Đó là điểm mà Thủy đã để lại ấn tượng được với khách tới dự.
– Dành 80% thời gian bài thuyết trình để nói về vấn đề và 20% vào phần giải pháp
Nếu vấn đề chỉ có mình bạn giải quyết được thì chắc chắn đó là vấn đề của bạn chứ không phải của thế giới.
– Đừng ngại nói rằng tôi đã ăn cắp ý tưởng
Việc làm startup với mô hình đã có trước đó không phải là điều xấu. Trên thế giới có rất nhiều trường hợp tương tự, thậm chí ở Trung Quốc còn có riêng khái niệm C2C (Copy to China) để chỉ việc này.
– Bạn phải sẵn sàng trả lời cho câu hỏi: Cái gì là của bạn?
Bạn cần biết điểm khác biệt, điểm nổi bật của mình là gì để trả lời các nhà đầu tư. Tránh suy nghĩ tôi có tiền, có khả năng, tại sao tôi không tự làm mà phải đầu tư vào bạn.
2. Private 1 on 1 Discussion: Buổi trao đổi trực tiếp 1 – 1
“Không bao giờ có chuyện một nhà đầu tư nào sau khi nghe bạn Puplic presentation trên sân khấu rồi lập tức đầu tư số tiền lớn cho dự án”.
Họ chỉ hẹn gặp bạn riêng 1 vs 1 trong khoảng 30 phút nếu bạn gây được ấn tượng và họ cảm thấy thích thú. Quá trình từ phần 1 tới phần 2 này là Follow meet.
– Thời gian quyết định rót vốn của các nhà đầu tư Việt Nam thường là 3- 6 tháng
Silicon Valley và Việt Nam khá khác nhau. Ở Silicon, trung bình 1 ngày các nhà đầu tư gặp hơn 4 dự án và đọc hơn 100 slides deck, nếu trong 30 phút bạn không gây được ấn tượng thì chắc chắn bạn sẽ không nhận được đầu tư. Còn đối với nhà đầu tư Việt Nam, họ thường có thói quen theo dõi dự án trong khoảng 3 – 6 tháng mới đưa ra quyết định.
– Cần hỏi lý do tại sao không được đầu tư
Nếu không mang được gì về thì 30 phút đó là 30 phút lãng phí nhất cuộc đời của bạn. Nếu cố gắng hết sức nhưng 30 phút không mang lại hiệu quả cho bạn, bạn cần hỏi nhà đầu tư lý do tại sao để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
– Trước khi gặp nhà đầu tư, bạn phải chắc rằng mình đã nắm được 80% thông tin của họ
Bạn cần biết họ đã đầu tư vào đâu, hiện tại có những dự án nào họ đang rót vốn. Không nên nói với nhà đầu tư rằng vòng này có những investor nào tham gia, vì họ thân với nhau còn hơn là với các startup, rất dễ dẫn tình trạng các nhà đầu tư móc nối cùng hạ giá đầu tư.
[…] đã gọi vốn trực tiếp thành công hơn 100 triệu USD và gia tăng trị giá hàng trăm triệu USD cho các doanh nghiệp của […]
[…] gọi vốn, 2 nguyên tắc cấm kỵ mà startup nên tránh đó là “tỏ ra không hiểu biết […]
[…] đây, ứng dụng startup ví di động OnOnPay (OOP) đã gọi vốn đầu tư thành công gói đầu tư từ 2 quỹ Gobi Partners và Captii Ventures. Số tiền đầu tư của 2 […]
[…] nhà khởi nghiệp thường theo đuổi những mục tiêu lớn lao như gọi vốn thật nhiều, nhân rộng mô hình với tốc độ chóng mặt mà quên mất việc xây […]