Dấu hiệu quan hệ cố vấn – startup không thành công

0
944

Gần đây, khái niệm mentor (người cố vấn – đồng hành) đã trở nên rất quen thuộc trong thế giới khởi nghiệp. Các mentor đóng vai trò quan trọng giúp doanh nhân khởi nghiệp (là mentee – người nhận được sự cố vấn – đồng hành) xây dựng, vận hành và phát triển việc kinh doanh của họ.

Nếu công việc cố vấn – đồng hành diễn ra tốt đẹp thì mối quan hệ này sẽ mở rộng đến các công việc kinh doanh khác và có thể tiếp tục như một tình bạn gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, có những trường hợp, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như thế.

Dưới đây là những yếu tố dự báo trước một mối quan hệ “thầy – trò”, một cuộc đồng hành không thành công.

1. Rời rạc và bộc phát thay vì là sự tương tác liên tục hai chiều

Không có mối quan hệ nào thành công được nếu chỉ có phản hồi từ 1 phía mà không có sự trao đổi qua lại, tương tác giữa hai bên.

Do đó, giữa mentor và nhà sáng lập startup cần có phản hồi qua lại sát sao. Một số người mới khởi nghiệp và cũng thường tìm gặp các mentor nhưng đơn giản là gặp và kể với họ về tình huống khó khăn của mình và nhờ họ cho lời khuyên.

Sau khi có những lời khuyên, họ ghi nhận và hứa sẽ làm thế này thế nọ. Tuy nhiên khi trở lại với công việc của mình và cả một mớ việc gấp xảy đến và thế là họ quên luôn lời khuyên đó. Họ đã không tận dụng được hết những kinh nghiệm của mentor vào kinh doanh.

Do đó, mối quan hệ hai chiều và vạch ra những chiến lược cụ thể, rõ ràng hướng đến giúp cho mối quan hệ sẽ gặt hái thành quả tốt hơn.

2. Thiếu sức thu hút lẫn nhau

Thông thường, nhà sáng lập và người cố vấn sẽ không thể làm việc lâu dài với nhau nếu thiếu sức thu hút. Những tiêu chuẩn thông thường để các nhà sáng lập và mentor đồng hành với nhau là: ngành nghề, xuất thân và quê quán. Ngay từ những lần đầu gặp thì giữa đôi bên đã có thể cảm nhận được có sức thu hút và có thể làm việc cùng nhau hay không.

Đôi khi, sự khác biệt ngành nghề có thể không ảnh hưởng, nếu cả hai thật sự hợp nhau và “mentee” thực sự hiểu rõ mục tiêu của mình.

3. Khác biệt rõ ràng trong cách tiếp cận

Có thể mentor – người cố vấn là người giỏi và có nhiều kinh nghiệm nhưng cách làm việc không phù hợp với nhà sáng lập startup. Nhiều mentor thích tuôn ra những thứ lý thuyết mà họ chỉ cần đọc hoặc nghe đâu đó trong khi sáng lập startup lại thích một mentor có thể đưa ra những câu hỏi bởi vì chính họ đã từng trải qua cùng một vấn đề…

Do đó, ngay từ cuộc gặp đầu tiên, hai bên nên thảo luận về các mục tiêu và trách nhiệm, bao gồm cả cam kết về thời gian, nhiệm vụ và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Dấu hiệu quan hệ cố vấn – startup không thành công
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here